Marketing Inbound Marketing Chiến lược marketing của Louis Vuitton 

Louis Vuitton là một cái tên không hề xa lạ với không chỉ các tín đồ thời trang. Đối với ngành tiếp thị, chiến lược marketing của Louis Vuitton luôn được biết đến là một ví dụ tiêu biểu về quan hệ quần chúng, định vị thương hiệu trên thị trường. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của Louis Vuitton trong bài viết này.

I. Giới thiệu tổng quan về Louis Vuitton 

Thương hiệu Louis Vuitton được thành lập vào năm 1854 tại Pháp bởi nhà sáng lập cùng tên, ông Louis Vuitton, một người thợ chuyên đóng rương, hòm và vali lang bạt khắp nước Pháp. Trong suốt hành trình chu du nước pháp, ông đã tạo dựng nên danh tiếng nhờ tay nghề thủ công của mình và dần nâng cao tầm hiểu biết của ông về sản phẩm túi, vali du lịch lên một tầm cao mới, là nền tảng cho các mẫu túi xách của thương hiệu ông sau này. 

Giới thiệu tổng quan về Louis Vuitton
Giới thiệu tổng quan về Louis Vuitton

Sau 4 năm thành lập, Louis Vuitton đã gặt hái được nhiều thành công nhờ vào cuộc cách mạng thiết kế cửa tiệm theo phong cách phòng trưng bày. Thành công của Louis Vuitton lớn đến mức nhu cầu khách hàng vượt quá khả năng sản xuất của ông, chính điều đó đã thúc ép ông mở rộng quy mô sản xuất của thương hiệu. Danh tiếng của thương hiệu ngày càng vang xa và đã trở nên hấp dẫn trong giới quý tộc, giúp thương hiệu trở thành bạn hàng của vô số nhân vật nổi tiếng như là nhà thám hiểm huyền thoại Pierre Savorgnan de Brazza, thủ tướng Ai Cập Isma’il Pash,… khiến thương hiệu nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ cộng đồng.

Năm 1892, con trai Louis, Georges Vuitton tiếp quản di sản của cha mình để lại, là người mang lại ảnh hưởng lớn nhất đến tên tuổi của thương hiệu cho nhiều thế hệ sau này. Chính ông là người đã sáng tạo ra logo của Louis Vuitton gồm 2 chữ L và V đan xen vào nhau được sử dụng tới tận ngày nay. Ông cũng là người đã thiết kế và sử dụng khóa Tumbler cho sản phẩm hòm đồ và túi xách của hãng, tạo nên điểm nhấn mới trong làng thời trang bấy giờ. Sự đột phá của ông trong các mẫu túi xách đã góp phần định hình lại xu hướng thời trang thời đó, giúp Louis Vuitton xâm nhập vào vô số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc sau Thế chiến lần thứ 2.

Tìm hiểu tổng quan chiến lược marketing của Louis Vuitton
Tìm hiểu tổng quan chiến lược marketing của Louis Vuitton

Vào những năm 1978-1998, Louis Vuitton bước vào thời kỳ được mệnh danh là thời kỳ của Marc Jacobs, chủ sở hữu mới của thương hiệu. Đây là thời kỳ đỉnh cao nhất của Louis Vuitton, khi thương hiệu ồ ạt tiến vào chiếm lĩnh vô số thị trường thời trang khác nhau như may mặc, túi xách, túi du lịch, giày,… Marc Jacobs đã tái định hình lại thương hiệu hướng đến phân khúc cao cấp, bằng cách tung ra hệ thống các bộ sưu tập theo mùa, chủ đề,… Ý tưởng mới mẻ này đã một lần nữa định hình lại cách thị trường thời trang vận hành, đưa Louis Vuitton trở thành trung tâm của làng thời trang toàn thế giới. Từ năm 2000 trở đi, Louis Vuitton liên tiếp mở rộng, xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, liên tiếp đưa ra các chiến dịch liên kết với các đối tác lớn, khẳng định vị thế toàn cầu của mình.

II. Phân tích mô hình SWOT của Louis Vuitton 

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu với hơn 150 năm hoạt động trên thị trường.
  • Mức độ nhận diện thương hiệu vô cùng cao.
  • Các sản phẩm được làm chặt chẽ về thiết kế lẫn chất lượng, giúp thương hiệu trụ vững được trong phân khúc cao cấp.
  • Có cửa hàng ở hầu hết mọi quốc gia trên toàn thế giới, với đội ngũ nhân viên lên tới gần 130.000 người.
  • Là thương hiệu sở hữu nhiều nhà thiết kế tên tuổi nổi danh trên thế giới.
  • Louis Vuitton nhận được sự hậu thuẫn của vô số người nổi tiếng trong làng giải trí, thời trang, góp phần khiến tên tuổi và mức độ tín nhiệm của hãng được đảm bảo.
  • Sản phẩm của Louis Vuitton được đảm bảo độc quyền. 
Điểm mạnh chiến lược marketing của Louis Vuitton
Điểm mạnh chiến lược marketing của Louis Vuitton

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Cơ chế độc quyền của hãng khiến nhiều sản phẩm khó đến được tay người tiêu dùng.
  • Việc định giá của Louis Vuitton nhằm hướng đến phân khúc sang trọng, cao cấp, tuy nhiên mức giá quá cao khiến thương hiệu ít cơ hội tiếp cận vào thị trường ngách.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Thị trường cao cấp tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng là 4% hàng năm, là cơ hội tốt để Louis Vuitton phát triển
  • Thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ kéo theo lượng khách hàng thuộc phân lớp trung lưu và thượng lưu gia tăng, giúp thương hiệu có thêm được nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Thách thức (Threats)

  • Dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh đa lãnh thổ.
  • Hàng giả các sản phẩm của hãng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu

III. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Louis Vuitton 

1. Chiến lược tiếp thị của Louis Vuitton

Sự khác biệt là một trong những khía cạnh luôn hiện hữu trong chiến lược Marketing của Louis Vuitton, điều đã giúp hãng thời trang đạt được vị thế toàn cầu như ngày nay. 

Khác biệt so với các thương hiệu giá rẻ chuyên sản xuất hàng loạt, Louis Vuitton hướng đến những thiết kế tinh xảo, mang đậm dấu ấn cá nhân đến với từng khách hàng của họ. Thương hiệu luôn tìm cách đáp ứng thậm chí kể cả những đối tượng khách hàng khó tính nhất, đầu tư chất xám và thậm chí hàng tháng trời thời gian cho một mẫu thiết kế. Điều đó giúp thương hiệu tạo ra sự phá cách trong những thiết kế, góp phần tạo dựng nên tên tuổi của một thương hiệu luôn nhắm đến chất lượng. 

Chiến lược tiếp thị của Louis Vuitton
Chiến lược tiếp thị của Louis Vuitton

Tính độc quyền là một yếu tố khác trong chiến lược quảng cáo đã làm nên thành công của Louis Vuitton. Khi người tiêu dùng nhận ra sản phẩm Louis Vuitton đang bày bán là phiên bản có hạn, là một mặt hàng không được sản xuất hàng loạt mà bất kỳ người bình thường nào cũng có thể có, họ sẽ vội vàng mua khi còn hàng. Đây là một hiện tượng tâm lý được gọi là FOMO, khiến khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định chi tiêu, do họ lo sợ rằng họ sẽ bỏ lỡ một giao dịch tốt, chi hàng chục triệu đồng chỉ cho một món sản phẩm giới hạn.

Không chỉ vậy, khả năng tương tác với khách hàng của Louis Vuitton cũng là một trong những yếu tố Marketing được đánh giá cao. Thương hiệu luôn chú trọng trong việc cân bằng các giá trị truyền thống xưa cũ và các yếu tố hiện đại. 

Trên các diễn đàn, mạng xã hội, Louis Vuitton sử dụng phương thức gắn thẻ nhằm liên kết cộng đồng đa nền tảng của họ lại với nhau. Ngoài ra, Louis Vuitton luôn biết cách chọn những ngôi sao điện ảnh, âm nhạc, người mẫu làm đại sứ cho thương hiệu của họ, liên kết giữa Fan của họ với Fan của Louis Vuitton. 

Các chiến dịch từ thiện luôn được gắn kèm với hình ảnh của hãng, điển hình như chiến dịch Make a promise- Thực hiện một lời hứa với UNICEF vào năm 2016 nhằm gây quỹ hỗ trợ trẻ em khó khăn thông qua sản phẩm vòng tay của hãng.

Chiến dịch Make a promise- Thực hiện một lời hứa với UNICEF năm 2016
Chiến dịch Make a promise- Thực hiện một lời hứa với UNICEF năm 2016

Vì vậy, bất cứ khi nào có ai đó bàn tán về các sản phẩm thời trang chất lượng cao, ắt hẳn họ đều đang nhắc đến Louis Vuitton. Đặc biệt rằng, phương thức truyền miệng như vậy thường có xu hướng lưu lại rất lâu trong tâm trí người tiêu dùng. Qua đó, Louis Vuitton để các sản phẩm của họ tự nói lên vị thế của thương hiệu một cách miễn phí, chứng minh chất lượng sản phẩm họ mang đến cho khách hàng qua một cách vô cùng tự nhiên.

2. Chiến lược Marketing-mix của Louis Vuitton 

Louis Vuitton luôn biết chọn lựa nhân tài cho mọi chiến dịch của họ, và điều đó không ngoại lệ đối với chiến lược Marketing của Louis Vuitton. Chiến lược Marketing-mix 4P của LV được thể hiện rõ trong bốn khía cạnh sau:

  • Place – Chiến lược địa điểm: Louis Vuitton rất rõ ràng trong chính sách phân phối của họ. Đa số các sản phẩm của họ đều là hàng độc quyền và được bán một cách giới hạn, nhằm tạo ra tính cạnh tranh trong nhu cầu mua trên thị trường. Khách hàng chỉ có thể mua một sản phẩm Louis Vuitton tại các cửa hàng chính thức, thông qua các kênh phân phối độc quyền, hạn chế của hãng. Điều này cho phép thương hiệu tương tác trực tiếp với khách hàng của họ nhất có thể, qua đó nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, tính độc quyền kéo theo vị thế của Louis Vuitton lên rất cao, là một trong những nguyên nhân chính giúp họ giữ vững vị thế trên thị trường và tồn tại được suốt 150 năm lịch sử.
Chiến lược địa điểm của Louis Vuitton
Chiến lược địa điểm của Louis Vuitton
  • Price – Chiến lược định giá:  Louis Vuitton áp dụng chính sách định giá niêm yết trong toàn bộ mạng lưới phân phối của mình. Do đó, các sản phẩm của thương hiệu không thể giảm giá cũng như không có thời gian sale, giảm giá theo sự kiện như các đối thủ cạnh tranh khác. Đồng thời, mức giá cao khiến cho chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới có thể mua được những món đồ của Louis Vuitton. Qua đó, họ đã định giá thương hiệu Louis Vuitton dựa trên giá trị sản phẩm của họ mang lại, cả về tính chất lẫn giá trị tinh thần. Mỗi sản phẩm của Louis Vuitton là một tuyên bố về phong cách, đẳng cấp, vì vậy khách hàng luôn cảm thấy hài lòng dù khi họ vừa chi tiêu một món tiền lớn. Giá trị cảm nhận của thương hiệu cao đến mức người tiêu dùng cảm thấy rằng họ đang nhận được giá trị lớn hơn mức giá họ vừa chi tiêu, là yếu tố tiên quyết khiến chiến lược định giá dựa trên giá trị của Louis Vuitton vẫn luôn đem lại hiệu quả.
  • Promotion – Chiến lược xúc tiến: Louis Vuitton đã sử dụng chiến lược quảng cáo cho các sản phẩm của mình thông qua việc mời gọi những người nổi tiếng, những khuôn mặt ưu tú nhất của xã hội làm đại sứ cho thương hiệu của họ. Các diễn viên nổi tiếng như Jennifer Lopez, Scarlett Johansson đã từng có thời gian gắn bó, tham gia vào các chiến dịch quảng bá cho thương hiệu. Louis Vuitton cũng tích cực tham gia tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn như đua du thuyền và đua xe thể thao F1. Tuy nhiên Louis Vuitton không hề thực hiện bất cứ quảng cáo trên truyền hình nào, mà họ gắn bó một cách mãnh liệt với các tạp chí thời trang. Những quảng cáo này đều là về những hình ảnh được xử lý độc quyền để lại dấu ấn riêng biệt về thương hiệu. Chiến lược nhân khẩu học này đã tạo ra một làn sóng trong ngành quảng cáo và giúp các sản phẩm của Louis Vuitton trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Chiến lược xúc tiến của Louis Vuitton
Chiến lược xúc tiến của Louis Vuitton
  • Product – Chiến lược sản phẩm: Louis Vuitton là một thương hiệu cao cấp chuyên sản xuất và bán các sản phẩm chuyên biệt. Điểm nhấn chính của hãng là chất lượng cao cấp tới từ các mặt hàng được chế tạo thủ công một cách tinh xảo, tinh tế đơn giản, mang đậm nét truyền thống. Qua đó, họ luôn có thể cung cấp những sản phẩm tốt nhất trên thị trường, không thể bị làm nhái một cách dễ dàng và được đánh giá cao bởi giới chuyên môn.

IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

IV. Tổng kết

Việc sử dụng những khuôn mặt quần chúng chọn lọc, lựa chọn khách hàng, thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu một cách hoàn hảo là những nguyên nhân chính đem lại thành công trong chiến lược Marketing của Louis Vuitton. Nhờ có chiến lược Marketing thiên tài này, Louis Vuitton đã xây dựng được cầu nối vững chắc với cộng đồng, không chỉ với tín đồ thời trang, mà còn với Fan hâm mộ các ngôi sao lớn làm đại sứ thương hiệu cho họ, qua đó khẳng định vị thế khổng lồ trong ngành thời trang hàng hiệu quốc tế.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]