Kiến thức nhân sự Tuyển dụng nhân sự Vì sao tuyển IT khó? Lỗi của ứng viên hay doanh nghiệp?

Vì sao tuyển IT khó? – IT là ngành có tỷ lệ cạnh tranh tuyển dụng cực kỳ cao bởi nhu cầu nhân lực ngày càng tăng trong khi lượng ứng viên hiện tại chưa đủ đáp ứng. Do vậy, việc tuyển dụng nhân sự IT chưa bao giờ là điều dễ dàng, thậm chí với cả những tập đoàn công nghệ lớn. Bài viết này MISA AMIS HRM sẽ phân tích lý do vì sao tuyển IT khó và đề xuất 4 giải pháp thông minh, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình săn đón nhân tài ngành công nghệ thông tin.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

>> Xem thêm: 5+ nguồn ứng viên miễn phí phổ biến nhất cho các nhà tuyển dụng! 

vi sao tuyen IT kho

1. Thực trạng nhân lực IT trên thị trường hiện nay

Kể từ khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghệ thông tin trở nên “hot” hơn bao giờ hết, đồng nghĩa với việc nhu cầu nhân lực IT trên thị trường ngày càng nhiều. 

Theo nhận định từ một số chuyên gia thì với tốc độ phát triển của thị trường hiện nay, Việt Nam sẽ cần khoảng từ 300.000 nhân lực IT và sẽ còn tăng thêm nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, con số hiện tại mới chỉ dừng ở mức 2/3 con số trên, tạo ra sức ép và áp lực cạnh tranh giữa các nhà tuyển dụng nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SaaS (Software as a Service) nói riêng. 

Trên thực tế, lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành IT mỗi năm có thể lên tới hơn 50.000 người, chưa kể một bộ phận nhân sự có năng lực và làm trái ngành. Mặc dù vậy nhưng lượng sinh viên vẫn chưa đủ cả về “chất” và “lượng” để đáp ứng nhu cầu công việc thực tế tại doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, nguyên nhân có thể tới từ cả hai phía, ứng viên và doanh nghiệp. 

thuc trang nhan luc IT
Thực trạng nhân lực IT tại Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng 2/3 nhu cầu thị trường

2. Lý giải nguyên nhân vì sao tuyển IT khó? 

2.1 Từ góc độ ứng viên 

2.1.1 Chất lượng nhân sự chưa cao

Có thể nói, đây là lý do lớn nhất dẫn tới tỷ lệ chuyển đổi ứng viên thành nhân sự chính thức trong ngành IT còn tương đối thấp. Khối ngành công nghệ thông tin có tính đặc thù, đòi hỏi ứng viên phải trải qua một quá trình dài tích lũy và học hỏi kiến thức. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt trầm trọng về mặt kỹ năng mềm cùng kinh nghiệm thực tiễn. 

Một bộ phận sinh viên IT thường giỏi chuyên môn nhưng còn hạn chế về các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,… Một số khác thì tích lũy được nhiều kiến thức nhưng chỉ dừng lại ở trên sách vở và thiếu cơ hội ứng dụng thực tiễn. 

2.1.2 Ứng viên thụ động và khả năng nhảy việc cao

Như đã đề cập, tỷ lệ cạnh tranh tuyển dụng trong ngành IT là tương đối cao. Tức là, một ứng viên có thể được săn đón bởi rất nhiều nhà tuyển dụng và do vậy, họ sẽ thường ở thế bị động khi tìm việc. Ngay cả khi đã làm việc tại một doanh nghiệp nhất định, họ cũng có thể dễ dàng chuyển việc khi môi trường làm việc không phù hợp hoặc nhận mức đãi ngộ hấp dẫn hơn từ các đơn vị khác. 

2.1.3 Khả năng ngoại ngữ hạn chế

Ngoại ngữ là một nhược điểm lớn đối với những người làm IT. Không chỉ riêng gì lĩnh vực này mà trong nhiều lĩnh vực khác, mức lương và cơ hội giữa người có ngoại ngữ và người không có ngoại ngữ đã có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, nhiều lập trình viên dù biết vậy vẫn dè chừng việc học ngoại ngữ, bởi thói quen học ngôn ngữ lập trình và tư duy logic khiến các kiến thức về ngoại ngữ dường như trở nên khó tiếp thu hơn với họ. 

nguyen nhan tuyen IT kho
Để lý giải vì sao tuyển IT khó cần xem xét từ góc độ của cả 2 phía – ứng viên và doanh nghiệp

2.2. Từ góc độ doanh nghiệp 

2.2.1 Tỷ lệ cạnh tranh trong ngành cao 

Đây chính xác là đáp án cho câu hỏi “Vì sao tuyển IT khó?”. Bởi trung bình một ứng viên tiềm năng tốt nghiệp hoặc trong trạng thái “open” là sẽ có hàng chục doanh nghiệp chủ động liên hệ. Thậm chí trên một số mạng xã hội tuyển dụng như LinkedIn, một ứng viên cập nhật trạng thái “open to jobs” có thể nhận về hàng trăm JD và việc của họ chỉ cần ngồi lọc thông tin doanh nghiệp. 

2.2.2 Thương hiệu tuyển dụng mờ nhạt 

Trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh khá gay gắt, điểm tạo nên sự khác biệt giữa các đơn vị và thu hút ứng viên chính là thương hiệu tuyển dụng. Thường với các ứng viên ở trình độ Senior trở nên, nhóm đối tượng khá am hiểu thị trường, họ sẽ khó bị hấp dẫn bởi những cách truyền thông tuyển dụng truyền thống như đăng tin tuyển dụng, ngày hội tuyển dụng,… Với nhóm đối tượng trình độ fresher, việc tiếp cận với các chương trình học bổng hoặc tập sự cũng chỉ mang tính chất tạm thời vì nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đầu tư phát triển mô hình này.

Mất quá nhiều thời gian tìm kiếm ứng viên tiềm năng.Nhận tư vấn miễn phí hướng dẫn thu hút ứng viên

3. Tuyển dụng thông minh – 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tuyển IT hiệu quả 

3.1. Thiết lập và đẩy mạnh truyền thông thương hiệu tuyển dụng riêng

Thương hiệu tuyển dụng không phải là thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp, mà là hình ảnh doanh nghiệp muốn truyền tải nhắm tới đối tượng ứng viên thay vì khách hàng. Một số tập đoàn lớn thậm chí còn tạo dựng cho mình một nền tảng hoặc trang fanpage riêng dành cho thương hiệu tuyển dụng của họ. Đơn cử như Google có Google Developer Group (GDG), Facebook có Dev Circle (DevC),… hoặc trong nước có một số đơn vị tiêu biểu như Topica AI Labs, Shinhan Future’s Lab, Innovatube Frontier Labs, Lazada Tech Hub…

Việc phân chia này giúp phân luồng hoạt động dễ dàng và triển khai có trọng tâm hơn. Mọi hoạt động liên quan tới thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ được tích lũy tại đây, vừa hướng đúng nhóm đối tượng, vừa tránh ảnh hưởng tới hoạt động truyền thông thương hiệu kinh doanh.

3.2. Tạo dựng văn hóa chia sẻ trong cộng đồng IT

van hoa chia se trong cong dong IT
Doanh nghiệp cần tạo môi trường chia sẻ, cầu thị để thu hút ứng viên IT

Đặc thù của ngành IT thay đổi khá nhanh, các công nghệ mới và chính sách của các nền tảng thay đổi liên tục đòi hỏi các lập trình viên phải cập nhật thông tin thường xuyên. Nhân sự ngành công nghệ thông tin cũng thường có xu hướng ưa thích cập nhật các xu hướng mới, quan tâm tới lộ trình phát triển riêng hơn thay vì bị lệ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp. Một số câu hỏi họ thường đặt ra như: “Công ty này có stack hợp với mình không?”, “Đội ngũ tech của doanh nghiệp có cởi mở và chủ động theo sát xu hướng công nghệ mới không? Mình sẽ phát triển được gì sau thời gian làm việc tại doanh nghiệp?”. 

Như vậy, để gia tăng tỷ lệ thu hút ứng viên tiềm năng và giữ chân nhân tài, phía doanh nghiệp cần có sự chủ động trong việc kết nối và chia sẻ đối với cộng đồng người làm công nghệ thông tin, có thể thông qua các bài blog chia sẻ, các sự kiện tech event, làm diễn giả/nhà tài trợ tại các workshop/cuộc thi,… 

Đây là những hoạt động tiếp cận và nuôi dưỡng nhân tài một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, cần được duy trì đều đặn. Chúng thể hiện văn hóa cởi mở, cầu thị của doanh nghiệp, tạo lòng tin và thúc đẩy ứng viên nộp hồ sơ. 

3.3. Tuyển dụng tập trung vào các ngách trọng điểm

Khối ngành IT là khối ngành tương đối rộng. Và mỗi doanh nghiệp thường sẽ chỉ tập trung vào một ngách với đặc thù riêng, ví dụ như outsourcing, AI, SaaS, bigdata, blockchain… Vì thế, thay vì dàn trải thời gian truyền thông mọi ngách của công nghệ thông tin nói chung, hãy dồn trọng tâm về ngách mà doanh nghiệp đang hoạt động để vừa điều hướng thương hiệu đúng, vừa tuyển dụng được đúng đối tượng. 

Ví dụ doanh nghiệp thuộc mô hình Saas về thương mại điện tử với giao diện web bằng PHP có thể ứng dụng AI/Machine Learning/Bigdata để gia tăng trải nghiệm ứng viên và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

>> Xem thêm: 5+ chiến lược nâng cao trải nghiệm ứng viên mà HR không thể bỏ qua

3.4. Ứng dụng công nghệ để nâng cao số lượng và chất lượng 

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường khá tự tin về hệ thống quản lý của mình. Bởi họ thậm chí có thể tự lập trình ra rất nhiều các nền tảng, phần mềm làm việc và quản lý nhân sự. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng giải quyết được vấn đề nhân lực IT. Đơn giản bởi vì các công cụ quản lý này chưa thực sự có tính chuyên môn hóa cao. 

Để tuyển dụng hiệu quả, các doanh nghiệp nên tham khảo một phần mềm chuyên dụng, được phát triển bởi một đơn vị uy tín với các chức năng được phân hóa đặc thù như MISA AMIS Tuyển dụng. Phần mềm này có khả năng thiết lập quy trình tuyển dụng theo đặc thù của từng doanh nghiệp, cho phép HR tạo và lưu trữ đầy đủ các đợt tuyển dụng và tất cả hồ sơ ứng viên của Công ty theo đợt tuyển dụng. 

Đặc biệt, phần mềm sẽ tự động kết nối các trang tuyển dụng phổ biến như Vietnamworks, Careerbuilder, topCV, timviecnhanh… và đăng tin tự động lên các kênh Fanpage Facebook, LinkedIn. Đồng thời, phần mềm sẽ tự động cập nhật thông tin hồ sơ ứng viên ứng tuyển từ các nguồn, sàng lọc hồ sơ và có cả bộ công cụ Talentpool để lưu trữ thông tin ứng viên tiềm năng. 

Đăng ký trải nghiệm MISA AMIS Tuyển dụng hoàn toàn miễn phí 

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]