Chuyển đổi số Hợp đồng số Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về quy...

Ngày 04/01/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Trong bài viết sau đây, mời doanh nghiệp cùng MISA AMIS tìm hiểu những nội dung đáng chú ý của Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC.

I. Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan

Số, ký hiệu 01/2008/QĐ-BTC
Ngày ban hành 04-01-2008
Ngày có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng công báo
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký duyệt Trương Chí Trung
Trích yếu Ban hành Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan
Tải nghị định TẢI VỀ

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

II. Một số nội dung đáng chú ý trong Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

quyết định 01 2008 QĐ BTC

1. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan

1. Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan (dưới đây gọi tắt là dịch vụ C-VAN) là dịch vụ truyền, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan giữa người khai hải quan và cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

2. Quy chế này quy định cụ thể về: Thủ tục cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN; Thủ tục tạm đình chỉ, thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN; Giá sử dụng dịch vụ C-VAN; Quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN với các đối tác.

2. Nguyên tắc hoạt động cung cấp dịch vụ C-VAN

1. Tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, các Luật khác có liên quan và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

2. Các bên tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử, loại công nghệ để thực hiện giao dịch.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của người sử dụng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động trong quá trình cung cấp dịch vụ C-VAN.

5. Giữ bí mật các thông tin trong quá trình truyền, nhận giữa người khai hải quan và cơ quan hải quan.

6. Khuyến khích tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN nâng cao hiệu quả dịch vụ, giảm giá cung cấp dịch vụ để nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ của xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Tiêu chí để được cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN

quyết định 01 2008 QĐ BTC

3.1.Yêu cầu về chủ thể

– Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

– Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp; giải pháp để thực hiện việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, cụ thể:

  • Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giải pháp công nghệ thông tin hoặc phát triển phần mềm;
  • Đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin thành công cho tối thiểu 100 doanh nghiệp;
  • Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để phục vụ việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp với các đối tác.

3.2. Yêu cầu về tài chính

– Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ.

– Có Giấy bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc mua bảo hiểm về việc đền bù các khoản có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ truyền, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan giữa người khai hải quan với cơ quan hải quan.

– Có trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng chống cháy, nổ và phù hợp với loại hình cung cấp.

3.3. Yêu cầu về nhân sự

Có đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và quy mô triển khai dịch vụ, cụ thể:

– Đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn:

  • Đạt chứng chỉ quốc tế về quản trị các hệ điều hành;
  • Đạt chứng chỉ quốc tế về bảo mật hệ thống công nghệ thông tin;
  • Đạt chứng chỉ quốc tế về quản trị cơ sở dữ liệu;
  • Có đủ đội ngũ nhân viên triển khai với trình độ công nghệ thông tin trung cấp trở lên.

– Cán bộ có kiến thức về pháp luật hải quan và nghiệp vụ hải quan tổng hợp.

3.4. Yêu cầu kỹ thuật

– Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Cho phép các bên sử dụng truy nhập dịch vụ và đảm bảo kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trực tuyến 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì tối đa là 03 giờ/01 năm;
  • Đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn, bí mật của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia; có biện pháp kiểm soát giao dịch giữa cơ quan hải quan và các bên sử dụng dịch vụ;
  • Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng;
  • Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm: Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu; Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố; đảm bảo sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu; đảm bảo thời gian tối đa phục hồi dữ liệu sau khi gặp sự cố là trong vòng 08 giờ kể từ thời điểm hệ thống gặp sự cố.
  • Hệ thống cung cấp dịch vụ C-VAN được công nhận đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về an ninh hệ thống thông tin.

– Có giải pháp lưu trữ chứng từ điện tử, kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch, lưu trữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với các yêu cầu tối thiểu như sau:

  • Thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải được lưu giữ trên hệ thống cho tới khi giao dịch được thực hiện thành công;
  • Thông điệp dữ liệu điện tử gốc có thể được truy cập trực tuyến cho đến khi giao dịch được thực hiện thành công;
  • Sau khi thực hiện thành công giao dịch, phải lưu giữ các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện giao dịch trên hệ thống trong thời gian tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm thực hiện thành công giao dịch. Các thông tin này có thể được truy nhập trực tuyến trong thời gian lưu trữ nêu trên;
  • Thông tin liên quan đến giao dịch phải được lưu giữ trong thiết bị lưu trữ biệt lập với hệ thống tác nghiệp trong thời gian tối thiểu 05 năm, nhiều hơn yêu cầu lưu giữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật.

– Có các phương án và hệ thống dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và có các phương án xử lý tình huống bất thường, khắc phục sự cố.

– Có phương án mở rộng dịch vụ khi quy mô sử dụng dịch vụ tăng lên.

4. Các trường hợp thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN

– Giả mạo chứng từ, cung cấp thông tin không chính xác trong bộ hồ sơ đăng ký đề án cung cấp dịch vụ C-VAN.

– Không triển khai được hoạt động cung cấp dịch vụ C-VAN theo thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN.

– Thực hiện hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực hải quan.

– Quá thời hạn quy định, không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị tạm đình chỉ.

– Tự nguyện xin thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ C-VAN.

– Bị giải thể theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 157 Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005.

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư /Giấy phép đầu tư, bị tuyên bố phá sản theo quyết định của Tòa án.

Trên đây là các thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần biết về Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan. Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hải quan điện tử và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp các khó khăn vướng mắc, doanh nghiệp cần phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để kịp thời giải quyết.

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]