Kiến thức BI là gì? Những lợi ích của Business Intelligence với doanh nghiệp

Bạn làm việc trong các doanh nghiệp đã lâu nhưng đã bao giờ nghe đến BI là gì chưa? Mình tin chắc rằng có rất nhiều bạn chưa biết đến BI và đăng rất tò mò đây là gì, được dùng để là gì và có dụng ra sao? Nếu như bạn đang tò mò và muốn biết thêm thông tin thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

BI là gì?
BI đã không ngừng đổi mới và phát triển để có thể đáp ứng được sự thay đổi của nền kinh tế và tăng hiệu suất công việc

I. BI là gì?

BI là viết tắt của từ Business Intelligence tạm dịch là kinh doanh thông minh hoặc trí tuệ doanh nghiệp. 

BI thì được đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng hiểu theo cách đơn giản thì là áp dụng các công nghệ giúp doanh nghiệp chuyển đổi những tập dữ liệu thô thành những thông tin quan trong, có ích cho mục đích phân tích doanh nghiệp. Nó có thể ở dưới nhiều dạng khác nhau như: bảng, biểu đồ,… một cách làm sao dễ hiểu nhất để các nhà quản lý có thể nhìn tổng quát về tình hình của doanh nghiệp.

công cụ hỗ trợ doanh nghiệp BI
Business Intelligence là gì ? –  công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tin dùng

Business Intelligence – BI cấu tạo gồm có ba phần chính:

  • Data Warehouse (Kho dữ liệu): Đóng vai trò lưu trữ tất các loại dữ liệu như: dữ liệu tho, dữ liệu đã được xử lý,…..
  • Data Mining (Khai thác dữ liệu): Dùng các kỹ để khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction)…để khai phá ra các dự liệu mới
  • Business Analyst (Phân tích kinh doanh): Bằng kết quả vừa thu được từ Data Mining (kho dữ liệu), Business Analyst(khai thác dữ liệu) chúng ta sẽ tiến hành phân tích hệ thống sẽ đưa ra kết quả giúp nhà quản trị quyết định kinh doanh hợp lý nhất.

Dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng khác nhau vì vậy mà trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai thác dữ liệu (Data Mining) và nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó thì tích dữ liệu trong BI không chỉ là những phân tích đơn giản (Query, Filtering) mà còn cần sử dụng nhiều đến kỹ thuật khác như: Khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại (classification), phân cụm (Clustering), hoặc dự đoán (Prediction).

ỨNG DỤNG BI TRONG DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

 

II. Quy trình Business Intelligence vận hành trong doanh nghiệp 

Chắc đến đây đang có rất nhiều bạn thắc mắc rằng quy trình BI vận hành có cách thức như thế nào? Trong thời kỳ cách mạng 4.0, trí tuệ kinh doanh- BI đã không ngừng đổi mới và phát triển để có thể cung cấp được sự thay đổi của nền kinh tế và tăng hiệu suất các công việc lên cao nhất từ đó mà quy trình thực của Business Intelligence cũng ngày một nhiều hơn:  

  • Thu thập và khai thác dữ liệu gốc hay còn gọi là data source từ cơ sở dữ liệu và các hoạt động doanh nghiệp.
  • Báo cáo: Phân tích dữ liệu dành cho các bên liên quan để đưa ra kết luận
  • Chỉ số hiệu suất và điểm chuẩn: So sánh dữ liệu hiệu suất mục tiêu đề ra với số liệu hiện tại
  • Phân tích: Sử dụng phân tích dữ liệu để có bức tranh tổng quát về doanh nghiệp
  • Truy vấn: BI sẽ đưa ra các câu trả lời từ các tập số liệu trước những câu hỏi
  • Phân tích thống kê: dựa vào phân tích phía trên khám phá thêm dữ liệu bằng cách thống kê
  • Trực quan hóa dữ liệu: Chuyển đổi dữ liệu phân tích thành biểu đồ, biểu thị, đồ thị để sử dụng dễ dàng hơn
  • Phân tích trực quan: Dữ liệu sẽ được biểu đạt bằng hình ảnh để năm bắt được nhanh chóng quy trình phân tích
  • Chuẩn bị dữ liệu: Tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu chuẩn bị thực hiện tích dữ liệu.

quy trình vận hành của bi

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

III. Lợi ích đến từ BI

Khi xã hội ngày càng phát triển khối lượng dữ liệu ngày càng tăng lên và đương nhiên doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng tất cả dữ liệu đó luôn được khi chưa được tổng hợp và phân tích. Việc đó có thể coi như một lợi thế và cũng là thách thức lớn đối với BI. Và để sử dụng được thì cần phải có các công cụ hỗ trợ phân tích, sàng lọc. Đó chính là Business Intelligence. 

Nếu như BI được các doanh nghiệp sử dụng một các hiệu quả thì lợi ích đến từ BI có thể coi như là một vũ khí quan trọng giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể chiến thắng được đối thủ của mình. 

công dụng của BI
Những tác dụng của Business Intelligence

Có thể kể thêm một số điều mà BI đem lại như:

  • Đưa ra bức tranh thể toàn doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Giúp các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, chính xác trong thời buổi mọi thứ không ngừng đổi mới từng giây từng phút
  • Gia tăng cơ hội tìm kiếm, nắm bắt được xu thế và các cơ hội kinh doanh
  • Hỗ trợ nhà quản trị khi cần đưa ra quyết định cấp bách, kịp thời và nhanh chóng 
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing 
  • Phân tích cụ thể hành vi khách hàng
  • Tìm ra được những khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng cũ 
  •  Hỗ trợ các công tác điều hành, tận dụng thời gian, chi phí quản trị
  • Đưa ra những góc nhìn đa chiều để giúp đo lường hiệu quả thật sự của các hoạt động marketing, sales, chăm sóc khách hàng.
  • Xác định cách để tăng lợi nhuận từ kết quản phân tích doanh số giữa những doanh nghiệp cùng ngành
  • Nắm được suất làm việc, kinh doanh qua việc so sánh mục tiêu tương lại là kết quả hiện tại của doanh nghiệp

Kinh doanh sáng tạo, theo dõi hiệu suất làm việc nâng cao hiệu suất doanh nghiệp với AMIS Công việc

IV. BI ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Người ta thường nói Business Intelligence giống như cánh tay phải của doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp ở linh vực, hay quy mô nào cũng cần có. Tại sao BI lại có sự tác động lớn doanh nghiệp như vậy?

1. Business Intelligence hỗ trợ việc kinh doanh

Dựa trên việc phân tích dữ liệu mà BI có thể đo lường mức độ hoạt động từ đó mà doanh nghiệp có thể biết được xu thế thị trường thay thế dành cho việc ước lượng thông tin chủ quan. Khi đó, doanh nghiệp sẽ xác định những bước đi tiếp theo của mình.

2. Trực quan hóa dữ liệu

Thay vì phải đọc rất nhiều báo cáo, dữ liệu thì BI sẽ giúp nhà quản trị tập hợp dữ liệu bằng những dạng cung cấp như biểu đồ, bảng biểu,.. Điều này sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc, tổng quan hơn về hoạt động nghiệp vụ và đưa ra quyết định sắt bén và ngăn chặn sai lầm không đáng có.

3. Cải thiện tầm nhìn và chiến lược 

Bằng việc xây dựng và phân tích các chỉ số KPI doanh nghiệp và có thể so sánh các chỉ tiêu KPI của mình với các doanh nghiệp cùng ngành thì hệ thống BI nên cần được đưa vào sử dụng để có thể tổng quát hoạt động kinh doanh từ quá khứ đến hiện tại nhanh chóng và chính xác nhất từ đó sẽ có được những góc nhìn kết hợp mới hơn trong tương lai.

ảnh hưởng của Business Intelligence
Business Intelligence và những ảnh hưởng đến doanh nghiệp

>> Tham khảo thêm: Kỹ năng điều hành cho nhà quản lý thời 4.0

4. Giảm chi phí cho doanh nghiệp

BI cung cấp báo cáo, trực quan dữ liệu và phân tích mà không cần thời gian và chi phí xây dựng nội bộ. Bởi lẽ, phần mềm được nhúng bên trong các phần mềm mà người dùng đang sử dụng.

Sự tiện lợi này có thể giảm thiểu chi phí ban đầu bằng cách giảm thiểu thời gian giới thiệu toàn bộ máy, đào tạo từng nhân sự học tập… Thêm vào đó, bảng điều khiển BI thường ít cần bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cấp trong suốt quá trình sử dụng.

Nó cho phép doanh nghiệp cắt giảm cả các ngân sách vốn phải bỏ qua trong quá trình vận hành. Khi tối ưu được nhiều chi phí như vậy, doanh nghiệp có thể phát triển các hạng mục khác tốt hơn.

5. Hỗ trợ người dùng không chuyên về kỹ thuật 

Sự thay đổi của môi trường kinh doanh, các công nghệ mới xuất hiện đang đặt doanh nghiệp vào yêu cầu cải tiến. Tuy nhiên, không phải nhân sự nào cũng có thể nhanh chóng thành thạo các công nghệ kỹ thuật. Bởi vậy, bạn cần có một giải pháp giúp bộ máy vận hàng đồng bộ, nắm bắt thông tin nhanh chóng.

Với dữ liệu được biểu đồ hóa tương tác, BI có thể chia nhỏ thông tin và thay đổi trực quan một cách tiên tiến. Các chức năng như xem chi tiết, lọc, tìm kiếm là các tùy chọn kết hợp cực kỳ dễ dàng.

Nhờ đó, giờ đây toàn bộ đội ngũ đều có thể xem báo cáo trên một trang bao quát và độc lập. Đồng thời, mỗi cá nhân đều thu thập được thông tin chi tiết chính về doanh nghiệp.

V. Doanh nghiệp nào nên sử dụng hệ thống Business Intelligence?

Nhìn chung thì doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì Business Intelligence đều sử dụng được. Tuy là không có giới hạn về đối tượng nào được sử dụng Business Intelligence nhưng sẽ có một số khác chịu tác động lớn từ BI đó là:

đối tượng sử dụng bi
Người dùng của Business Intelligence

Ngoài ra khi mà bạn làm việc cho công ty thì theo bạn ai nên là người sử dụng BI – Business Intelligence? Và đó là:

  • Nhà quản trị
  • Người phân tích tài chính kinh doanh
  • Giám đốc hoặc người đưa ra quyết định kinh doanh
  • Khách hàng  

Nhóm người này sẽ được truy cập hệ thống, yêu câu phân tích, truy xuất bất kỳ một loại cáo nào dựa trên các số liệu có sẵn để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh dành cho tổ chức.

VI. Kết luận

Có thể nói rằng BI – Business Intelligence là một ứng dụng tiện ích và tiết kiệm. Hiện nay, BI được áp dụng trong rất nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã nắm được các ưu điểm nổi bật của kinh doanh sáng tạo. Từ đó, áp dụng phù hợp, hiệu quả tổ chức của mình trong bối cảnh mới. 

Đăng ký nhận tư vấn, tìm hiểu sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]