Kế toán cho giám đốc Kế toán quản trị Vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp

Thiếu việc lập kế hoạch tài chính là lý do hàng đầu dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp. Một tổ chức gần như không thể hoạt động và ổn định về tài chính mà không cần phải tuân theo một kế hoạch tài chính.

I. Lập kế hoạch tài chính là làm gì?

Kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp là gì? Kế hoạch tài chính chỉ đơn giản là quá trình dự kiến phân bổ vốn và xác định cách thức một doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau mà doanh nghiệp vạch ra. Hoàn thành một kế hoạch tài chính là bước cuối cùng trong việc lập một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này bao gồm một báo cáo lãi lỗ dự kiến ​​trong 3 đến 5 năm tới và một báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một bảng cân đối đôi khi được bao gồm cũng như phân tích hòa vốn.

Kế hoạch tài chính hay kế hoạch ngân sách giúp định hướng việc ra quyết định hàng ngày của doanh nghiệp, giúp người quản lý so sánh số lượng dự báo với kết quả thực tế và mang lại thông tin quan trọng về sức khỏe và hiệu quả tài chính tổng thể của doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào bởi vì nó thiết lập các mục tiêu tài chính của công ty. Tất cả các doanh nghiệp đều cần áp dụng kế hoạch tài chính, kể cả các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách chi tiêu hạn chế. Ngay cả một công ty một người cũng cần phải có kế hoạch tài chính.

Dưới đây là một số vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp: lập kế hoạch tài chính sẽ giúp doanh nghiệp.

II. Vai trò của lập kế hoạch tài chính với doanh nghiệp

1. Xác định tính khả thi của hoạt động kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh mới phát hiện ra rằng thành công không hề đến một cách dễ dàng. Một kế hoạch kinh doanh với kế hoạch tài chính đi kèm là một nghiên cứu về khả thi của công ty và về những yếu tố mà doanh nghiệp cần để thành công.

Nếu tài nguyên nằm ngoài tầm với của bạn, bạn không có kinh nghiệm hoặc thị trường quá bất ổn vào lúc này, kế hoạch tài chính sẽ làm rõ điều đó. Bạn có thể nhận ra rằng bạn đang định giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh. Hoặc có lẽ giá cả thì ổn, nhưng chi phí sản xuất của bạn quá cao và sẽ khó kiếm được lợi nhuận.

2. Phân tích sự khác biệt giữa thực tế và kỳ vọng

Việc theo dõi và so sánh kết quả thực tế so với các khoản ngân sách chi tiết trong kế hoạch tài chính cho bạn cơ hội thực hiện các điều chỉnh cần thiết để quay trở lại đúng lộ trình. Ví dụ: nếu bạn không đạt được doanh thu dự kiến, thì các dự đoán đều sai hoặc chiến dịch tiếp thị không hiệu quả như bạn nghĩ.

Kế hoạch tài chính sẽ cho biết các giả định đằng sau mỗi dự đoán, điều này là rất quan trọng để tìm hiểu lý do tại sao các kỳ vọng và việc triển khai lại không giống như thực tế. Nói cách khác, bạn cần biết bạn đang làm tốt những gì và đang làm sai ở đâu.

>> Xem thêm: 12 nguyên tắc lập kế hoạch và phân tích tài chính ở các doanh nghiệp đa chi nhánh

3. Dự báo các yêu cầu tài chính

Triển khai một hoạt động kinh doanh cần có vốn. Các dự báo trong kế hoạch tài chính sẽ cho thấy bạn phải cần bao nhiêu tiền và khi nào thì cần sử dụng tiền. Nếu bạn không có đủ số vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể phải triển khai ở quy mô nhỏ hơn trong phạm vi ngân sách cho phép.

Kế hoạch tài chính cũng cho biết thiếu hụt có thể xảy ra ở đâu, để nhà quản lý điều chỉnh dự báo doanh thu và chi phí để tránh thiếu hụt hoặc đảm bảo doanh nghiệp có sẵn các khoản tiền dự phòng khác, chẳng hạn như quỹ tiết kiệm hoặc các khoản vay để trang trải bất kỳ thâm hụt tiền mặt nào.

lập kế hoạch tài chính

4. Thu hút các khoản tài trợ và đầu tư

Các nhà đầu tư và người cho vay như tổ chức tín dụng hay ngân hàng luôn yêu cầu xem kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp xin tài trọ, bao gồm cả kế hoạch tài chính với các dự đoán, giả định và các kỳ vọng khả thi.

Nếu không có kế hoạch tài chính, hoặc kế hoạch tài chính không thuyết phục thì doanh nghiệp sẽ không nhận được khoản vay hoặc đầu tư. Một lý do khác mà kế hoạch tài chính rất quan trọng là vì nó cho bạn biết loại tài chính, hình thức tín dụng nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp hơn, chẳng hạn nếu doanh nghiệp cần số vốn ít hơn 1 triệu USD thì các công ty đầu tư mạo hiểm sẽ không có hứng thú.

>> Xem thêm: Quản trị tài chính doanh nghiệp: thay đổi để tối ưu lợi nhuận

5. Quản lý tiền mặt

Nhiều doanh nghiệp có doanh thu biến động hàng tháng hoặc theo mùa vụ, điều này có thể xảy ra cả khi dồi dào và khi thiếu hụt tiền mặt. Khi xây dựng kế hoạch tài chính, chủ sở hữu tính đến các chu kỳ này để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu trong giai đoạn dự báo có doanh thu thấp.

Quản lý tiền mặt kém có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực như không thể thanh toán lương cho nhân viên. Một kế hoạch tài chính tốt cần được thiết lập để luôn có một quỹ tiền mặt dự phòng giúp nhà quản lý yên tâm hơn với các rủi ro. Ngoài ra quỹ tiền mặt dự phòng cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng các cơ hội phát sinh, chẳng hạn như cơ hội mua hàng tồn kho từ một nhà cung cấp với giá giảm tạm thời.

6. Tầm nhìn dài hạn

Trong kinh doanh, nhà quản lý thường quá tập trung vào các khủng hoảng tức thời hoặc các vấn đề phát sinh hàng ngày. Cái giá cho việc định hướng quá ngắn hạn là chủ sở hữu có thể không dành đủ thời gian để lập kế hoạch cho những gì cần làm để phát triển kinh doanh lâu dài.

Kế hoạch tài chính, với trọng tâm hướng tới tướng lai, cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ hơn những khoản chi cần thiết để duy trì đà tăng trưởng của công ty và luôn đi trước các đối thủ. Kế hoạch tài chính giúp cải thiện liên tục hiệu suất của công ty.

7. Phát hiện xu hướng

Chủ doanh nghiệp đưa ra rất nhiều quyết định trong quá trình kinh doanh đến nỗi khó có thể biết được quyết định nào dẫn đến thành công và ý tưởng hay chiến lược nào không hiệu quả.

Xây dựng một kế hoạch tài chính là việc thiết lập các mục tiêu định lượng được để có thể so sánh với kết quả thực tế quá trình thực hiện. Từ đó người điều hành có thể thấy các xu hướng thay đổi hay mối tương quan giữa các chỉ số, ví dụ, liệu việc tăng chi phí quảng cáo có dẫn thúc đẩy doanh số hay không. Xu hướng bán hàng của các sản phẩm riêng lẻ giúp nhà quản lý đưa ra quyết định về cách phân bổ ngân sách tiếp thị.

8. Xác định các khoản chi ưu tiên

Tôi ưu nguồn tài chính và ngân sách trong một doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để đặt tới thành công. Quy trình lập kế hoạch tài chính giúp chủ doanh nghiệp xác định các khoản chi tiêu quan trọng nhất, những khoản chi mang lại sự cải thiện ngay lập tức về năng suất, hiệu quả hoặc thâm nhập thị trường.

Ngay cả các tập đoàn lớn nhất, có giá trị vốn hóa tốt nhất cũng trải qua quá trình so sánh chi phí với lợi ích của mỗi chi tiêu được đề xuất để từ đo xác định các khoản chi ngân sách cần ưu tiên.

9. Đo lường tiến độ

Chủ doanh nghiệp làm việc nhiều giờ và đối phó với nhiều thách thức để biết liệu tiến trình đang được thực hiện tốt hay liệu doanh nghiệp có đang giậm chân tại chỗ hay không. Nhận thấy rằng kết quả thực tế tốt hơn dự báo trong kế hoạc sẽ tạo sự khuyến khích và động lực cần thiết cho chủ doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính, với sự rõ ràng của dữ liệu, các con số cụ thể, những biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong doanh thu hoặc số dư tài khoản tiền mặt tăng là một yếu tố thúc đẩy lớn để triển khai các chiến lược trong tương lai.

AMIS.VN được biết đến như là một công cụ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và phân tích tài chính hiệu quả nhất hiện nay. Những tính năng vượt trội của phần mềm như là: tự đồng bộ dữ liệu các chi nhánh, các bộ phận với nhau; Tự động đối soát giữa Sổ quỹ của Thủ quỹ với Sổ chi tiết tiền mặt tại quỹ của Kế toán để phát hiện và xử lý chênh lệch sau khi kiểm kê…

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]