Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp Profit margin là gì? Tổng hợp các loại profit margin và cách...

Profit margin (Biên lợi nhuận) là tỷ lệ sinh lời thường sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Vậy profit margin là gì? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về profit margin và các vấn đề xoay quanh biên lợi nhuận.

1. Profit margin là gì?

Profit margin là tên gọi tiếng anh của biên lợi nhuận/tỷ suất lợi nhuận, nhằm thể hiện sự chênh lệch giữa phần doanh thu và phần lợi nhuận mà một doanh nghiệp thu được, trong đó:

  • Doanh thu: là chỉ số thể hiện quy mô, sức chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. 
  • Lợi nhuận: Là chỉ số thể hiện tài sản ròng của doanh nghiệp thu về sau một năm để có được nguồn tài chính thực hiện việc mở rộng quy mô sản xuất và tái đầu tư.

Hiểu đơn giản, profit margin là tỉ số cho biết trên một đồng doanh thu thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. 

Công thức chung để tính biên lợi nhuận như sau:

công thức profit margin

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp báo cáo đã đạt được biên lợi nhuận 45% trong quý trước, có nghĩa là doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 0,45% cho một hoạt động kinh doanh.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ cung cấp các chỉ tiêu biên lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính khác liên quan đến số dư tiền, doanh thu, công nợ, tồn kho và tình hình thực hiện ngân sách, nghĩa vụ thuế… của doanh nghiệp.

>> Đọc thêm: Phần mềm kế toán hỗ trợ cung cấp những chỉ tiêu tài chính nào?

2. Ý nghĩa của profit margin trong kinh doanh

Profit margin là một trong các chỉ số quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Kết quả của biên lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được khả năng sinh lời của sản phẩm, biên độ càng lớn thì lợi nhuận thu được từ sản phẩm càng cao. Ngược lại, nếu biên độ an toàn thấp thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận mà sản phẩm đem lại cũng thấp và kéo theo doanh số bán hàng bị giảm, thậm chí thua lỗ hoặc phá sản.
  • Chỉ số biên lợi nhuận cũng có thể được hiểu là mức chênh lệch giá bán so với tổng chi phí. Do đó, tỉ số biên lợi nhuận được dùng để so sánh trong nội bộ vì chỉ có doanh nghiệp mới nắm rõ các chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí chi tiêu sản phẩm đó như thế nào
  • Thông qua chỉ số profit margin, doanh nghiệp có thể xác định được vị trí của doanh nghiệp mình, đặc biệt khi làm hồ sơ vay ngân hàng sẽ biết được mức biên mong muốn dành cho quy mô và loại hình doanh nghiệp.

Do chỉ số này rất quan trọng nên cần được doanh nghiệp theo dõi một cách thường xuyên. >> Đăng ký ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính kế toán tự động, hiệu quả nhất

3. Các lại profit margin phổ biến hiện nay

3.1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh lợi nhuận của một doanh nghiệp đạt được từ chi phí bán hàng hoặc giá vốn bán hàng.

Căn cứ vào biên lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể thấy được hiệu suất sử dụng lao động, vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức xác định tỷ suất lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp
Doanh thu

Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao thì lãi ròng của doanh nghiệp càng lớn. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang kiểm soát tốt các khoản chi phí so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.

Bài tập ví dụ: Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty B trọng năm 2019 là 36%. Tổng kết năm 2020 cho thấy công ty B đạt tổng doanh thu từ bán hàng là 35 tỷ đồng, giá vốn hàng bán 18 tỷ đồng, các khoản giảm trừ doanh thu là 5 tỷ đồng. Vậy trong năm 2020, tỷ suất lợi nhuận tăng hay giảm bao nhiêu so với năm 2019?

Hướng dẫn xác định:

Doanh thu thuần = 35 tỷ – 5 tỷ = 30 tỷ
Lợi nhuận gộp = 30 tỷ – 18 tỷ = 12 tỷ
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = 14 x 100%
35
= 34,286%

So với năm 2019 tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty B đã giảm đáng kể. Cụ thể mức giảm tương đương là: 38% – 34,286% = 3,714%

Như vậy thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp được tính toán ở trên cho thấy năm 2020 khả năng sinh lời từ lợi nhuận gộp của DN đang giảm đáng kể. Nếu doanh thu vẫn tăng trưởng, doanh nghiệp cần đánh giá lại các chi phí sản xuất của mình, xem xét các yếu tố như: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, đơn giá nhân công, tỉ lệ sản phẩm lỗi,… để điều chỉnh lại.

>> Xem thêm bài tập và cách tính các chỉ tiêu lợi nhuận khác: Lợi nhuận thuầnLợi nhuận ròng

3.2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số được dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. 

Căn cứ vào biên lợi nhuận hoạt động, doanh nghiệp có thể tự đưa ra những nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý việc tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trước đó.

Công thức xác định biên lợi nhuận hoạt động được tính như sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)
Doanh thu

3.3. Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit margin) là lợi nhuận thu được từ toàn bộ các hoạt động sản xuất và kinh doanh, bao gồm cả thuế.

Căn cứ vào biên lợi nhuận ròng, doanh nghiệp có thể so sánh thu nhập ròng với doanh số bán hàng.

Công thức xác định biên lợi nhuận ròng được tính như sau:

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế
Doanh thu

So với chỉ số biên lợi nhuận gộp thì chỉ số biên lợi nhuận ròng có ý nghĩa bao quát và có thể giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Việc tính toán biên lợi nhuận ròng được dựa trên doanh thu và chi phí sản xuất tổng thể thay vì một sản phẩm, mặt hàng cụ thể khi tính toán biên lợi nhuận gộp.

Ví dụ: Công ty TNHH ANKA có doanh thu là 600 triệu đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 250 triệu

Vậy biên lợi nhuận ròng = 250.000.000/600.000.000

Hiện nay, các CEO/chủ doanh nghiệp cần liên tục nắm bắt lợi nhuận hay biên lợi nhuận của doanh nghiệp chi tiết theo từng mặt hàng để có kế hoạch kinh doanh kịp thời và hiệu quả. Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ là công cụ đặc lực, tự động cập nhật kịp thời tình hình sức khỏe doanh nghiệp thông qua chỉ số liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, chi phí… một cách nhanh chóng, chính xác..

Phần mềm kế toán online MISA AMIS đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Kiều Lục

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]