Chuyển đổi số Hợp đồng số Giải pháp hợp đồng điện tử AMIS WeSign – Tăng tốc cạnh...

Giải pháp hợp đồng điện tử là một trong những xu hướng chuyển đổi số tất yếu mà các doanh nghiệp đang hướng tới hiện nay khi phương thức ký kết hợp đồng giấy dần lộ rõ những hạn chế.

Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem giải pháp hợp đồng điện tử là gì và việc ứng dụng giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh như thế nào.

I. Giải pháp hợp đồng điện tử được hiểu như thế nào?

giải pháp hợp đồng điện tử là gì

1. Giải pháp hợp đồng điện tử là gì?

Giải pháp hợp đồng điện tử là một nền tảng ký hợp đồng số, giúp tự động hóa toàn bộ quy trình ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Với giải pháp này, người dùng sẽ loại bỏ được hoàn toàn việc sử dụng giấy tờ bởi các bên tham gia hợp đồng đã có được công cụ thuận tiện để tạo lập, đàm phán, giao kết, lưu trữ, tìm kiếm, tra cứu hợp đồng bằng cách ứng dụng công nghệ điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng tại bất cứ đâu, miễn là có laptop hoặc điện thoại thông minh kết nối internet.

2. Giải pháp hợp đồng điện tử áp dụng cho những lĩnh vực nào?

Trên thực tế, giải pháp ký hợp đồng điện tử có thể được áp dụng với các lĩnh vực đa dạng như:

  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ;
  • Hợp đồng lao động;
  • Hợp đồng thuê khoán;
  • Hợp đồng thương mại, dịch vụ;
  • Hợp đồng đại lý;
  • Hợp đồng vận chuyển;
  • Hợp đồng bảo hiểm;
  • Hợp đồng mua bán;
  • Thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ…

II. Giải pháp hợp đồng điện tử mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

giải pháp hợp đồng điện tử mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

1. Bất cập khi ký hợp đồng giấy

Trước khi tìm hiểu những lợi ích mà giải pháp hợp đồng điện tử mang lại cho doanh nghiệp, chúng ta hãy cùng phân tích các điểm bất cập, khó khăn của việc ký kết hợp đồng giấy (hay còn được gọi là hợp đồng truyền thống).

1.1. Quy trình ký hợp đồng giấy

Thông thường, quy trình ký hợp đồng truyền thống của các doanh nghiệp sẽ trải qua những bước sau:

Bước Công việc Chi phí & Rủi ro
1. Soạn thảo và in ấn
  • Soạn nội dung hợp đồng theo thỏa thuận
  • In hợp đồng bản cứng
  • Đầu tư cho máy in (mua mới, khấu hao, sửa chữa), in ấn gây tốn chi phí
  • Trục trặc, hỏng hóc máy in làm kéo dài thời gian in ấn
  • Nếu có lỗi nhỏ trong 1 trang in thì phải in lại
2. Bên A ký kết
  • Trưởng phòng kiểm tra và ký nháy
  • Trình hợp đồng lên trợ lý giám đốc kiểm tra
  • Trợ lý trình cho giám đốc, giám đốc ký chính thức
  • Văn thư đóng mộc, sau đó gửi chuyển phát
  • Trưởng phòng, giám đốc có việc đột xuất, đang bận công tác xa
  • Ký sót, ký sai dẫn đến phải in ấn lại toàn bộ hợp đồng
  • Văn thư nghỉ phép dẫn đến chậm trễ đóng mộc
  • Tốn chi phí chuyển phát nhanh
  • Xảy ra rủi ro thất lạc khi chuyển phát
3. Bên B ký kết
  • Đại diện bên B nhận hợp đồng và trình giám đốc
  • Giám đốc ký
  • Văn thư đóng mộc và gửi chuyển phát lại cho bên A
  • Giám đốc có việc đột xuất, đang bận công tác xa
  • Ký sót, ký sai dẫn đến phải in ấn lại toàn bộ hợp đồng
  • Văn thư nghỉ phép dẫn đến chậm trễ đóng mộc
4. Lưu trữ
  • Lưu trữ hợp đồng
  • Tốn chi phí thuê nhân sự văn thư
  • Tốn chi phí cho việc lưu trữ để bảo quản hợp đồng
  • Mất thời gian để tìm lại hợp đồng cũ khi số lượng hợp đồng lưu trữ quá nhiều

1.2. Bất cập khi ký hợp đồng giấy truyền thống

Qua phân tích trên, không khó để thấy rằng có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình ký kết hợp đồng truyền thống.

  • Bất tiện vì phải phụ thuộc nhiều yếu tố: Tính trung bình, một bộ hợp đồng sẽ cần 5 đến 8 ngày làm việc để hoàn thành. Tuy nhiên, nếu xảy ra những rủi ro như sếp bận,  đi công tác xa thì thời gian ký kết sẽ bị kéo dài, gây gián đoạn tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian: Những chi phí như in ấn, chuyển phát, lưu trữ, văn thư cũng chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách hoạt động của các doanh nghiệp. Theo như số liệu của một khảo sát, chi phí cho một bộ hợp đồng giấy là 50,000 – 80,000 VNĐ. Nếu một năm doanh nghiệp ký kết tới 1000 bộ hợp đồng giấy thì chi phí có thể lên tới 80 triệu VNĐ.

2. Lợi ích doanh nghiệp có được khi ký hợp đồng điện tử

Khi áp dụng giải pháp hay nền tảng ký hợp đồng điện tử vào quy trình làm việc, tất cả những rủi ro và chi phí trên của doanh nghiệp đều được giải quyết, cụ thể như sau:

Lợi ích
Tiết kiệm 90% thời gian ký kết Tất cả các bước trong quy trình ký đều được thực hiện hoàn toàn online. Thay vì phải trình ký trực tiếp cho các cấp giám đốc, đóng mộc văn thư, đợi chuyển phát… thì nay chỉ cần ngồi tại văn phòng, tại nhà hay tại bất cứ đâu là có thể trình ký chỉ trong vài giây đồng hồ.
Đảm bảo thông suốt quá trình ký kết Các doanh nghiệp không còn phải lo ngại những rủi ro như thất lạc trong quá trình chuyển phát hay thậm chí là giãn cách covid 19.
Tiết kiệm 85% chi phí Tất cả những chi phí như in ấn, chuyển phát, lưu trữ, khấu hao cơ sở vật chất đều được cắt giảm vì quá trình lưu trữ hoàn toàn được thực hiện trực tuyến.
Những tiện ích khác Tạo được nhiều luồng ký tương ứng với từng phòng ban, ký nhiều hợp đồng chỉ bằng 1 click chuột, tìm lại hợp đồng đã ký chỉ trong vài giây cùng những tính năng ưu việt khác.

 

Đặc biệt, theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS về kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, mục tiêu Chính phủ đã đặt ra là đến năm 2025 có 80% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử và 2030 đạt 100% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử.

Vì vậy, những doanh nghiệp chuyển đổi số kịp thời không chỉ tối ưu được cách thức vận hành mà còn có cơ hội đón đầu nhiều cơ hội kinh doanh đắt giá.

MISA AMIS WESIGN – GIẢI PHÁP KÝ TÀI LIỆU SỐ TIỆN LỢI, NHANH CHÓNG Ở BẤT KỲ ĐÂU

3. Giải pháp hợp đồng điện tử có đảm bảo giá trị pháp lý không?

giải pháp hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không

Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đặt ra khi có ý định áp dụng những nền tảng ký hợp đồng điện tử vào hoạt động của doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, điều 34 và điều 35 trong luật giao dịch điện tử đã quy định:

Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý (Luật giao dịch điện tử)

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Điều 35. Nguyên tắc giao kết và thực hiện (Luật giao dịch điện tử)

1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng. (đặc biệt là Luật dân sự 2015)

3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Theo như hai điều luật trên, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hợp đồng điện tử để chuyển đổi số vì giá trị pháp lý của HĐ điện tử hoàn toàn giống với hợp đồng truyền thống.

>>> Tham khảo thêm: Tất cả những điều cần biết về hợp đồng điện tử

III. Giải pháp hợp đồng điện tử nào tốt nhất?

Hiện nay, có khá nhiều giải pháp hợp đồng điện tử trên thị trường và MISA AMIS WeSign của MISA là một trong số đó. MISA AMIS WeSign là nền tảng cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử, cho phép các Doanh nghiệp tham gia giao kết các loại hợp đồng bằng phương tiện điện tử.

Phần mềm trình ký điện tử MISA AMIS WeSign
Phần mềm MISA AMIS WeSign cho phép người dùng ký duyệt hàng loạt hợp đồng, tài liệu cùng lúc
Phân hệ báo cáo của MISA AMIS WeSign

MISA AMIS WeSign ra đời và phát triển từ chính khó khăn trong việc trình ký hàng chục ngàn tài liệu hàng năm của MISA. Vậy nên, quý doanh nghiệp có thể tự tin lựa chọn, nghiên cứu về giải pháp hợp đồng điện tử này.

Với giải pháp MISA AMIS WeSign, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa mọi quy trình ký kết hợp đồng, tiết kiệm 85% chi phí, giảm 90% thời gian ký kết so với phương thức hợp đồng giấy, thuận tiện cho việc giao dịch, khởi tạo, đàm phán, ký kết, lưu trữ, tìm kiếm hợp đồng và mở rộng kinh doanh thị trường một cách hiệu quả. Than khảo ngay bảng giá phần mềm hợp đồng điện tử hoặc liên hệ ngay đến hotline 024 3795 9595 để được tư vấn chi tiết nhất.

Một số tính năng ưu việt giải pháp MISA AMIS WeSign đem lại

  • Ký kết thông minh: Phần mềm hỗ trợ ký kết tài liệu, hợp đồng từ xa, mọi lúc mọi nơi dù không có mặt tại văn phòng.
  • Tự động hóa quy trình: Người dùng có thể thực hiện nhiều tính năng như tạo luồng ký, phê duyệt, chuyển phát, nhắc nhở và lưu trữ tài liệu.
  • Ký hàng loạt: Doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ ký với hàng loạt tài liệu được ký cùng lúc, tránh ách tắc ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
  • Quản lý tài liệu tập trung: Tích hợp các nền tảng online, dễ dàng lưu trữ, phân loại và tra cứu, hạn chế thất thoát tài liệu
  • Phân quyền linh hoạt: Quản lý phân quyền xem, ký, điều phối, tải tài liệu,… theo từng bộ phận, phòng ban, tránh rò rỉ dữ liệu kinh doanh.
  • An toàn bảo mật: Cơ chế xác thực người ký được quản lý chặt chẽ bằng mật khẩu, mã OTP,…

TRẢI NGHIỆM NGAY SỨC MẠNH CỦA MISA AMIS WESIGN – KÝ HỢP ĐỒNG KHÔNG GIẤY, MỌI LÚC MỌI NƠI 

Với gần 30 năm kinh nghiệm cung cấp phần mềm cho hàng triệu doanh nghiệp, cơ quan pháp luật và hộ kinh doanh cá thể, MISA tự tin sẽ đem đến cho các Doanh nghiệp giải pháp ký hợp đồng điện tử tốt nhất, giúp việc ký kết của Doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng với chi phí thật sự tối ưu.

Sao bạn phải tốn quá nhiều nguồn lực cho việc ký kết hợp đồng giấy, trong khi chỉ cần mất 30s cho một tài liệu được ký kết với MISA AMIS WeSign! Hãy để lại thông tin trong biểu mẫu dưới đây, bộ phận tư vấn sẽ liên lạc lại với Bạn trong thời gian sớm nhất có thể.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]