Đối với các nhà đầu tư thì khi thực hiện các dự án xây dựng, quản lý dự án là một trong những quan tâm hàng đầu. Trong đó, chi phí quản lý dự án là yếu tố cần được đặc biệt quan tâm. Vậy chi phí quản lý dự án là gì, nó bao gồm những loại chi phí nào và định mức trong luật định là bao nhiêu? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này
1. Chi phí quản lý dự án là gì?
- Chi phí quản lý dự án nằm trong tổng mức đầu tư xây dựng một công trình. Căn cứ vào điểm d Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, có thể hiểu chi phí quản lý dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để tổ chức việc thực hiện cũng như thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện và kết thúc dự án (tức là đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng.).
- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án là chi phí tối đa để quản lý một dự án sao cho đảm bảo phù hợp với thời gian, phạm vi công việc.
- Chi phí quản lý dự án sẽ được xác định trên cơ sở định mức % hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý hay thời gian, quy mô và đặc điểm quản lý dự án.
Hiện nay các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã có tính năng lập dự toán ngân sách: Khai báo các khoản mục chi phí để lập dự toán; Lập dự toán chi phí; Thiết lập dự toán cho từng khoản mục chi phí; Nhập các chứng từ chi phí thực tế phát sinh để hỗ trợ cho kế toán doanh nghiệp xây dựng trong quá trình thực hiện công việc.
>>> Chi tiết tìm hiểu tại đây
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS |
- Thông thường, chi phí quản lý dự án không thay đổi, nó chỉ được điều chỉnh trong trường hợp có thay đổi về phạm vi công việc quản lý dự án, tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh dự án.
Thực tế, chi phí quản lý dự án bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau. Hãy cùng khám phá những chi phí thuộc chi phí quản lý dự án ở phần tiếp theo của bài viết.
>>> Đọc thêm: 4 vấn đề quan trọng cần lưu ý trong kế toán xây dựng
2. Chi phí quản lý dự án bao gồm gì?
Khoản 2 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định các khoản chi phí nằm trong chi phí quản lý dự án, bao gồm:
- Tiền lương cho cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng;
- Các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể;
- Các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);
- Ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;
- Thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;
- Công tác phí;
- Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;
- Chi phí khác và chi phí dự phòng.
>>> Đọc thêm: Các lỗi thường gặp khi quyết toán thuế tại công ty xây dựng
3. Mục đích của chi phí quản lý dự án
Doanh nghiệp bỏ chi phí ra chắc chắn sẽ hướng đến mục tiêu cụ thể. Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, ngoài việc tổ chức quản lý việc thực hiện thì chi phí quản lý dự án được sử dụng để thực hiện một số công việc khác.
Mục đích sử dụng |
Bao gồm |
Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc |
|
Thực hiện các công việc |
|
4. Cách tính chi phí quản lý dự án
Căn cứ vào điểm 3.1. Khoản 3 Phụ lục II Thông tư 11/2021/TT-BXD công thức xác định chi phí quản lý dự án như sau:
Trong đó:
- N: định mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt;
- GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng;
- GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp xác định bằng công thức trên không phù hợp thì đơn vị sử dụng cách xác định bằng việc lập dự toán.
>>> Đọc thêm: Cách giải trình và biện pháp hạn chế sai sót khi thanh, kiểm tra thuế GTGT tại DN xây dựng
5. Định mức chi phí quản lý dự án
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Ghi chú:
- Định mức chi phí quản lý dự án được quy định tại Thông tư 12/2021/TT-BXD, quy định chi tiết tại phụ lục kèm theo;
- Chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại bảng trên chưa bao gồm chi phí dự phòng.
- Chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại bảng trên chưa bao gồm chi phí để chủ đầu tư trực tiếp thực hiện công việc thẩm định (không thuê đơn vị tư vấn thẩm tra) thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng. Chi phí để chủ đầu tư trực tiếp thẩm định các công việc trên xác định bằng 80% chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư 12/2021/TT-BXD và bổ sung thêm vào nguồn chi phí quản lý dự án.
- Chi phí quản lý dự án của dự án đầu tư xây dựng công trình hàng không xác định theo định mức chi phí của loại công trình dân dụng.
Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán doanh nghiệp xây dựng nói riêng và tất cả loại hình doanh nghiệp nói chung, MISA đã phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu và đặc trưng doanh nghiệp xây dựng:
- Tự động đối chiếu chi phí thực tế với dự toán ban đầu theo từng công trình, dự án tránh vượt định mức làm tăng giá vốn, giảm lợi nhuận
- Tự động tổng hợp chi phí sản xuất theo từng hạng mục, công trình, dự án; Phân bổ chi phí sản xuất chung theo nhiều tiêu chí từ đó xác định giá trị nghiệm thu chính xác hơn
- Dễ dàng theo dõi tình hình thực hiện các công trình, dự án kéo dài nhiều năm: Giá trị chưa nghiệm thu, công nợ phải thu… năm trước chuyển sang
- Cung cấp đầy đủ báo cáo quản trị doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, công nợ,… theo công trình, dự án kịp phục vụ ra quyết định điều hành
- Quản lý công nợ phải thu theo hạn nợ và tuổi nợ để kịp thời lên kế hoạch thu nợ tránh bị chiếm dụng vốn.
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS
Tác giả tổng hợp: Phương Thanh
1,113