Thông thường, việc trả lương cho nhân viên thường tính theo tháng. Ngoài ra, còn các hình thức trả lương khác như theo giờ, theo ngày, theo tuần nếu áp dụng cơ chế trả lương theo thời gian.
Có rất nhiều cách tính lương cho nhân viên đang được các doanh nghiệp áp dụng. Vậy cách tính nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích ưu, nhược điểm của từng cách tính lương cho nhân viên tại doanh nghiệp bạn trong bài viết dưới đây!!!
1. 4 cách tính lương cho nhân viên hiện nay
1.1 Cách tính lương cho nhân viên theo thời gian
Trả lương theo thời gian làm việc là cách tính lương dựa trên bậc lương và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Đây là cách tính lương khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp hiện nay bởi nó có ưu điểm là đơn giản, ít biến động, dễ theo dõi. Tuy nhiên, tính lương theo thời gian lại có nhược điểm là không tạo ra nhiều động lực cho người lao động tăng tính sáng tạo, nâng cao năng suất trong công việc.
Với cách tính lương theo thời gian, doanh nghiệp có thể trả theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng,.. Thông thường, đa số các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng hình thức trả lương theo tháng.
Công thức tính lương theo tháng:
Lương tháng = Lương thỏa thuận / Số ngày làm việc x Số ngày công thực tế |
Trong đó:
- Lương thỏa thuận: mức lương mà doanh nghiệp và NLĐ đồng ý với nhau trong hợp đồng lao động khi bắt đầu vào làm việc. Lương thỏa thuận có thể bao gồm cả phụ cấp hoặc không, tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp.
- Số ngày làm việc: Tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có điều chỉnh riêng về có số này, có thể là 25,26,….Có những doanh nghiệp cố định luôn số ngày công cho tất cả các tháng trong năm là 26 ngày.
Ví dụ: Công ty có số ngày làm việc quy định là 26 ngày. Mức lương thỏa thuận của A trong công ty là 15tr. Tháng vừa rồi A có số ngày công làm thực tế là 25.
Vậy số tiền lương A nhận được là: 15.000.000 / 26 x 25 = 14.423.076 (đồng)
1.2 Cách tính lương cho nhân viên theo lương khoán
Cách tính lương cho nhân viên theo hình thức khoán là hình thức trả lương cho người lao động sau khi hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng và thời gian quy định.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ cần phải có hợp đồng giao khoán. Sau khi hoàn thành công việc, người lao động sẽ phải bàn giao lại kết quả công việc. Tùy thuộc vào chất lượng, tiến độ và thời gian hoàn thành công việc, doanh nghiệp sẽ tính được số lương phải trả cho người lao động.
Cách tính lương này thường phù hợp với các doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ outsource bên ngoài, với những dự án phát sinh, các sản phẩm mang tính chất thời vụ ngắn hạn,…(VD: các đơn vị xây dựng, giao thông, lắp đặt,…)
Công thức tính lương khoán:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc |
Trong đó:
- Mức lương khoán: Là mức lương mà doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận giá trên 1 đơn vị được thuê. Có thể là giá của 1 bài viết, giá của 1 sản phẩm…
- Tỷ lệ % hoàn thành công việc: Là tỷ phần trăm số công việc hoàn thành trên số công việc đã thỏa thuận ban đầu.
Ví dụ: Chị A có một hợp đồng viết content, số lượng 10 bài với 3.000.000 đồng với thời hạn 1 tuần. Tuy nhiên, hết thời hạn 1 tuần, chị A chỉ hoàn thành được 7 bài (tức là 70% khối lượng công việc).
Vậy số tiền mà chị A nhận được là: 3.000.000 x 70% = 2.100.000 (đồng)
1.3 Cách tính lương cho nhân viên theo sản phẩm
Cách tính lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên số lượng sản phẩm mà họ tạo ra và đơn giá trên một đơn vị sản phẩm đó.
Hình thức trả lương này tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa năng suất và thù lao, chính vì vậy mà nó sẽ giúp tạo động lực, khuyến khích người lao động làm việc năng suất hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này đó là cần phải có quy chuẩn để đánh giá chất lượng rõ ràng, và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng người lao động “chạy số” mà làm ẩu, làm kém.
Do đặc thù ngành nghề của từng doanh nghiệp, không phải đơn vị nào cũng phù hợp để áp dụng cách tính lương cho nhân viên theo hình thức này. Cách tính lương này thường được các doanh nghiệp áp dụng để tính lương cho các nhân viên ở bộ phận sản xuất.
Một số điều kiện để áp dụng cách tính lương theo sản phẩm:
- Kết quả lao động phải đo đếm được rõ ràng bằng các số liệu cụ thể
- Có thể thống kê được số lượng sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện
- Có định mức lao động một cách hợp lý
- Xác định đúng mức lương cho từng cấp bậc
Công thức tính lương theo sản phẩm:
Tiền lương = Số lượng sản phẩm x Đơn giá trên một đơn vị sản phẩm |
Trong đó:
- Số lượng sản phẩm: Số lượng phảm phẩm người lạo động là được. Số lương càng nhiều thì tiề lương càng nhiều.
- Đơn giá trên 1 đơn vị sản phẩm: Là giá trên 1 đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận
Ví dụ:
Công ty A quy định với mỗi chiếc áo được cắt, công nhân B sẽ nhận được 5.000 đồng.
Trên thực tế, trong 1 tháng công nhân B cắt được 1.000 chiếc áo.
Vậy số tiền lương công nhân B được nhận sẽ là: 1.000 x 5000 = 5.000.000 (đồng)
1.4 Cách tính lương cho nhân viên theo doanh thu
Tính lương theo doanh thu là cách tính lương dựa trên mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của các doanh nghiệp. Cách tính lương cho nhân viên này thường được áp dụng trong chính sách lương của các bộ phận Kinh doanh, Bán hàng,…
Ưu điểm của cách tính lương này đối với doanh nghiệp đó là nó giúp hạn chế rủi ro và thâm hụt ngân sách trong những thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn về doanh thu. Ngoài ra, vì lương thưởng gắn trực tiếp với kết quả lao động, nên nó sẽ tạo ra đòn bẩy cho nhân viên cố gắng để tạo ra các kết quả tốt.
Công thức tính lương theo doanh thu:
Tiền lương = Lương cứng hàng tháng + % Doanh số bán hàng |
Trong đó:
- Lương cứng hàng tháng: Dựa trên chính sách, quy định của mỗi công ty đối với từng cấp bậc nhân viên
- Doanh số bán hàng: Là tỷ lệ % được tính dựa trên doanh số bán hàng mà nhân viên đó mang về cho doanh nghiệp
>> Xem thêm: Hướng dẫn quy chế trả lương, thưởng mới nhất dành cho DN
2. So sánh ưu và nhược điểm các cách tính lương cho nhân viên
Theo như phân tích bên trên, về cơ bản, chúng ta có 4 cách tính lương cho nhân viên. Vậy cách tính lương nào được coi là hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp? – Câu trả lời đó là: Không có một cách tính lương nào được coi là tối ưu cho tất cả doanh nghiệp. Tất cả các cách tính và hình thức trả lương nói trên đều có những ưu, nhược điểm. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, chính sách phát triển của mỗi doanh nghiệp, sẽ cần áp dụng những cách tính lương khác nhau.
Trong một doanh nghiệp, tùy vào từng đặc thù của mỗi bộ phận, có thể phối kết hợp nhiều cách tính lương khác nhau, không nhất thiết phải sử dụng duy nhất một cách tính cho tất cả nhân viên trong công ty.
Dưới đây là bảng so sánh tổng quan nhất về 4 hình thức tính lương cho nhân viên:
Cách tính lương | Ưu điểm | Nhược điểm | Áp dụng |
Lương theo thời gian |
|
Không tạo được động lực để thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên | Thường áp dụng cho nhân viên văn phòng, thuộc khối Back Office |
Lương khoán |
|
Doanh nghiệp thường sẽ phải ứng trước một khoản tiền nhất định cho NLĐ | Thường áp dụng đối với các dự án, các sản phẩm mang tính ngắn hạn, như các dự án về giao thông, xây dựng,… |
Lương theo sản phẩm |
|
Người lao động “chạy số”, làm ẩu dẫn đến chất lượng sản phẩm / công việc kém đi | Thường áp dụng cho công nhân thuộc các Khối sản xuất trong doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành hàng như may mặc, gia công kỹ thuật, thực phẩm,… |
Lương theo doanh thu |
|
|
Thường áp dụng cho các Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận Tư vấn, Bộ phận Bán hàng,…trong doanh nghiệp |
3. Các tính tiền lương nghỉ việc và các ngày lễ tết cho nhân viên
3.1 Cách tính tiền lương nghỉ việc
Trong trường hợp nghỉ việc do lỗi bên người lao động sẽ không được công ty trả khoản còn lại. Trong trường hợp lỗi do bên doanh nghiệp sẽ được chi trả lương theo quy định của hợp đồng.
Nếu vì lý do điện, nước, nguyên liệu sản xuất không do lỗi của người lao động hoặc do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, di dời địa điểm sản xuất, kinh doanh do yêu cầu của nhà nước thì các bên thỏa thuận theo những cách sau:
- Trong trường hợp người lao động ngừng việc dưới 14 ngày thì tiền lương ngừng việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định trong hợp đồng lao động.
- Trong trường hợp người lao động ngừng làm việc trên 14 ngày thì tiền lương ngừng việc được 2 bên thỏa thuận để đảm bảo không thấp hơn tiền lương tối thiểu.
3.2 Cách tính tiền lương cho nhân viên trong ngày lễ, tết
“Theo điều 113 bộ luật lao động, người lao động làm việc đủ 12 tháng được hưởng ngày nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương từ 6-12 ngày ( tùy vào doanh nghiệp và tính chất công việc)“
Theo điều 112 bộ luật lao động, người lao động được nghỉ các ngày lễ, tết nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Một số ngày lễ:
- Tết dương lịch
- Tết âm lịch
- Ngày 30/04 (ngày Giải Phóng)
- Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Giỗ tổ Hùng Vương
Tại điều 116 có quy định những ngày nghỉ có việc riêng nhưng vẫn hưởng lương đầy đủ. Trong các trường hợp sau:
- Kết hôn: 3 ngày
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: 1 ngày
- Cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng mất : 3 ngày
4. Tính toán tiền lương cho nhân viên dễ dàng với phần mềm AMIS Tiền Lương của MISA
Việc tính toán tiền lương theo phương pháp thủ công có thể gây ra nhiều sai sót và nhầm lẫn, đặc biệt với những công ty có nhiều nhân viên, nhiều chi nhánh thì càng gặp nhiều khó khăn, ví dụ như:
- Nhân viên đi làm theo ca không cố định, số giờ làm việc khác nhau giữa từng vị trí, từng phòng ban, tốn kém thời gian tính toán lương thưởng cho bộ phận C&B.
- Những ngày lễ tết, nếu nhân viên thì phòng nhân sự phải thiết lập một công thức tính khác trong excel, gây ra nhiều rắc rối mà chưa chắc đã chính xác.
- Việc phản hồi về tiền lương, ngày công giữa nhân viên và bộ phận C&B gặp nhiều rào cản, đặc biệt là khi công ty có số lượng nhân viên đông, mang đến những trải nghiệm không tốt cho nhân viên.
Nhằm giải quyết toàn bộ khó khăn kể trên, MISA đã cho ra đời sản phẩm AMIS Tiền lương – đây là tính năng nằm trong bộ giải pháp quản trị nhân sự tổng thể MISA AMIS HRM được hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng.
Với AMIS Tiền lương, bộ phận C&B có thể giảm được 30% thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong công việc với những tính năng hiện đại như:
- Dễ dàng tổng hợp dữ liệu tính lương: HR tổng hợp dữ liệu chấm công, doanh số, KPI chỉ với 1 click đơn giản nhờ khả năng đồng bộ dữ liệu.
- Khai báo chính sách lương, phụ cấp, tự động trích các khoản khấu trừ theo quy định pháp luật.
- Tính lương theo giờ, theo ca, theo năng suất lao đông dễ dàng, tự động tính toán theo công thức gợi ý hoặc tùy chỉnh.
- Nhân viên dễ dàng xác nhận phiếu lương hoặc phản hồi ngay khi có sai sót, tiết kiệm thời gian của các bộ phận.
- Ban lãnh đạo dễ dàng xem báo cáo tình hình lương thưởng, quỹ lương của công ty theo từng giai đoạn.
- Kết nối với AMIS Chấm công, AMIS BHXH để truy xuất công và nộp các khoản theo quy định một cách dễ dàng và đơn giản.
>>> Đừng bỏ lỡ: Phần mềm quản lý nhân sự online được nhiều doanh nghiệp tin dùng
Trống Đống Palace – đơn vị 1000 nhân sự cũng đã tin dùng phần mềm chấm công, tính lương của MISA để tăng năng suất làm việc và giảm những thao tác thủ công, còn doanh nghiệp của bạn thì sao?
Để trải nghiệm dùng thử phần mềm AMIS Chấm công cũng như nhận tư vấn về chuyển đổi số trong quản trị nhân sự, quý anh/chị có thể để lại thông tin tại đây.
2,808