Kiến thức nhân sự Bảo hiểm và Thuế Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp và mức phí...

Mức đóng phí BHXH đã thay đổi từ ngày 01/07/2021, vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng bảo hiểm? Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp là gì và mức phí cần đóng là bao nhiêu? Trách nghiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp năm đã được tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

cac loai bao hiem bat buoc trong doanh nghiep

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, theo Khoản 2, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động tham gia.”

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 quy định: bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm, mục đích nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

1.1 Bảo hiểm công ty đóng cho nhân viên là bảo hiểm gì?

Vậy bảo hiểm công ty đóng cho nhân viên là bảo hiểm gì? Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, danh sách các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp bao gồm:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bao gồm quỹ thai sản, ốm đau, tử tuất và hưu trí.
Bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLD), bệnh nghề nghiệp (BNN) Các chi phí phải trả khi người lao động bị tai nạn, bệnh tật có liên quan đến công việc trực tiếp trong doanh nghiệp.
Bảo hiểm y tế (BHYT) Chi trả trong trường hợp bị ốm đau, bệnh tật,… của người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Bù đắp thu nhập khi người lao động mất việc làm.

Chi tiết các khoản phí của từng loại bảo hiểm bắt buộc có trong phần tiếp theo của bài viết.

1.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp

Tổng hợp các quy định từ Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4, 13, 17, 21 tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, các đối tượng trong trách nghiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:

Người lao động Việt Nam Ký hợp dồng Lao động từ đủ 1 tháng trở lên.
Người lao động nước ngoài Ký hơp đồng từ 3 tháng trở lên và là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Có các chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
Người sử dụng lao động  Người sử dụng lao động Việt Nam ký HĐLĐ đủ 1 tháng trở lên hoặc người lao động nước ngoài ký HĐLĐ đủ 3 tháng trở lên và có các giấy tờ: chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động.

Chi tiết các đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có trong từng loại hình bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp dưới đây.

doi tuong tham gia bao hiem bat buoc trong doanh nghiep

2. Doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng bảo hiểm?

Trách nghiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

  1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
  3.  Người sử dụng lao động nếu vi phạm các khoản 1, 2 và và Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 từ 30 ngày trở đi sẽ phải:
  • Đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền hề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Xem chi tiết: Công ty không đóng BHXH cho doanh nghiệp phạt thế nào? tại đây.

Nếu không thực hiện, người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Các loại hình bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp và mức phí áp dụng từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 30/06/2022 như sau:

3.1 Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

3.2 Bảo hiểm Y tế (BHYT)

Doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng đóng bảo hiểm y tế cho người lao động theo Luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP:

Nhóm 1: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

cac loai bao hiem bat buoc trong doanh nghiep - bao hiem y te

3.3 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

3.4 Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN)

Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

cac loai bao hiem bat buoc trong doanh nghiep - bao hiem xa hoi

4. Trách nghiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

muc dong bao hiem xa hoi bat buoc

Mức đóng BHXH bắt buộc, HBTN, BHYT từ ngày 01/07/2021 đến hết 30/06/2022 vào: quỹ hưu trí, quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:

4.1. Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT  ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20% 10.5%

Tổng cộng 30.5%

 

4.2. Đối với người lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT  ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0% 3% 1.5%
6% 1.5%

Tổng cộng 7.5%

 

Ngoài ra, theo quyết định 23/2021/QĐ-TTg có sửa đổi, bổ sung tại quyết định 33/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được tạm hoãn đóng vào quỹ HTTT 12 tháng khi có 10% số lao động phải chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động kể từ ngày 01/02/2021.

4.3. Căn cứ pháp lý trong bài viết

Để doanh nghiệp nắm rõ được căn cứ pháp lý trong bài viết, dưới đây là tổng hợp các nguồn pháp luật liên quan:

Căn cứ pháp lý trong bài viết
1 Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
3 Luật BHXH 2014
4 Luật Việc làm 2013
5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018
6 Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020
7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018
8 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, Quyết định 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020)

Trên đây là tất cả các thông tin mà các chủ doanh nghiệp, kế toán cần phải viết về các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp và mức phí đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp năm 2021. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

5. Lý do lựa chọn phần mềm quản lý AMIS C&B

Có thể thấy, nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành đầy đủ các thông tin & chính sách phù hợp với điều kiện làm việc của người lao động. Qua đó, hàng tháng, chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ không phải chi trả một chi phí quá lớn để được hưởng lợi các khoản bảo hiểm từ nhà nước như BHXH, BHYT, BHTN…

Để đảm bảo rằng không bỏ sót bất cứ một khoản bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp nào, tốt nhất, công ty nên ứng dụng công nghệ chuyển đổi số hiện đại để vận hành nghiệp vụ HR hiệu quả, đảm bảo quyền lợi tới đội ngũ đang làm việc tại doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý bảo hiểm xã hội AMIS giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kê khai, điều chỉnh BHXH điện tử theo đúng quy trình của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Khám phá trải nghiệm sản phẩm AMIS C&B, thuộc Nền tảng quản trị nguồn nhân lực AMIS HRM, để được trải nghiệm miễn phí trong vòng 15 ngày!

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]