Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Ứng dụng 4.0 – Chuyển biến mới nhất trong cải cách chính...

Nghị quyết 28-NQ/TW và nghị quyết 125/NQ-CP cực kỳ quan trọng được ban hành chính là bước đà để chế độ an sinh xã hội tại Việt Nam có những bước cải thiện đáng kể kể từ năm 2018 đến nay.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

>> [Cập nhật] Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp và mức phí 2021

cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Vậy, hôm nay, hãy cùng MISA tìm hiểu thêm về 2 nghị quyết quan trọng này, cũng với phản ứng của thị trường trong suốt thời gian vừa qua nhé!

Cải cách bảo hiểm xã hội sau 3 năm thực hiện

Nghị quyết 28-NQ/TW cùng nghị quyết 125/NQ-CP, là chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW thể hiện quan điểm của Đảng & Chính phủ Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam về quan điểm tôn trọng sức khoẻ và quyền lợi của người dân, trong đó đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

Đây chính là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước. Qua đó, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động cần tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội.

Qua đó, trong 2 nội dung nghị quyết này, Đảng và nhà nước Việt Nam chú trọng vào hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách bảo hiểm xã hội cơ bản, trong đó bao gồm

  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất
  • Chế độ ốm đau 
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
  • Bảo hiểm thất nghiệp…

Qua đó từng bước được hoàn thiện, càng trở nên đồng bộ hơn để thực tế đất nước và quy định Quốc tế.

Mục tiêu cơ bản Nghị quyết 28-NQ/TW

Để có thể có hệ thống an sinh xã hội tốt, chính sách cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là điều cực kỳ cần thiết, để đảm bảo mở rộng vững chắc độ rộng bao phủ của bảo hiểm xã hội hướng tới lợi ích toàn dân.

Qua đó, hệ thống bảo hiểm xã hội khi được phát triển nên có tính đa dạng, đa tầng, linh hoạt, hiện đại, hội nhập quốc tế để đảm bảo tính bình đẳng, công bằng và bền vững.

Hơn thế nữa, đây chính là cơ hội để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, qua đó phát triển hệ thống thực hiện chính sách tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

Giai đoạn 1 đến năm 2021

  • Phấn đấu đạt 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có:
  • Nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi
  • 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
  • 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Phổ cập cổng giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử với tỉ lệ đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

Giai đoạn 2 đến năm 2025:

  • Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có
  • 2.5% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
  • Khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội
  • Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Giai đoạn 3 đến năm 2030:

Phấn đấu có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có:

  • 5% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
  • 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội
  • Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Giai đoạn trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Nghị quyết 125/NQ-CP về hành động cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải chính chính sách bảo hiểm xã hội đã được Chính phủ ban hành ngày 08/10/2018 tại Nghị quyết 125/NQ-CP, qua đó nghị quyết 125/NQ-CP thể hiện chương trình hành động cụ thể như sau:

  • Sửa đổi các quy định về tiền lương để thuận lợi cho việc xác định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lượng của người lao động
  • Điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng – hưởng; tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
  • Thí điểm thực hiện gói bảo hiểm tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng;
  • Quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và việc thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài;

Các cơ quan có liên quan trong đó bao gồm: Bộ Lao Động thương binh & xã hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Trung ương hội LHPN Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Trung ương hội nông dân Việt Nam. Theo đó, nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 8/10/2018. Nghị quyết 125/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nghị quyết cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Hiệu quả hành động

Với sự cố gắng nỗ lực để cải cách triệt để, trong những năm đầu tiên, Nghị quyết 28-NQ/TW cùng chương trình hành động nghị quyết 125/NQ-CP đã cho thấy những chuyển biến rõ ràng về hiệu quả hành động, rõ rệt nhất chính là ứng dụng Bảo hiểm xã hội điện tử đã được phổ biến trong bộ máy nhà nước, cơ quan doanh nghiệp đa ngành nghề, và sắp tới chính là sự có mặt của VSSID – Phần mềm trực tuyến tra cứu thông tin online dành cho người lao động.

Ngoài ra, các nhóm doanh nghiệp tư nhân cũng đã và đang dần chú trọng vào bảo vệ quyền lợi tuyệt đối cho người lao động, với chính sách bảo hiểm xã hội & y tế minh bạch, được thể hiện rõ ràng trong Hợp đồng Lao động và Phụ lục đi kèm.

Hơn thế nữa, ngoài nhóm bảo hiểm công, các ngành nghề đi kèm như phân phối bảo hiểm tư nhân với điều khoản mở rộng tốt, đảm bảo lợi ích cho người dân, cũng đã dần trở nên vững mạnh, qua đó cho thấy chế độ an sinh xã hội tại Việt Nam đang dần trở nên tốt hơn.

Phần mềm AMIS BHXH cũng thuộc 1 trong những nhóm ứng dụng số hoá quan trọng này, với mục tiêu hỗ trợ nghiệp vụ và rút ngắn quy trình thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí, hoặc tham khảo thêm thông tin tại đâyVậy, tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về các hình thức bảo hiểm xã hội hiện nay, và một số thông tin lưu ý người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.

Các hình thức bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm là một hoạt động phòng thân khỏi các rủi ro, qua đó đảm bảo chế độ và quyền lợi cần thiết, thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào một bên tổ chức thứ 3, qua đó hỗ trợ bảo vệ gia đình cá nhân tránh mọi rủi ro.

Tổ chức đó sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ hoặc một phần vấn đề cá nhân gặp phải, cũng như đền bù thiệt hại sau cuối. Hiện nay, có hai hình thức đóng bảo hiểm, có thể kể đến bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện. 

Bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật, để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi làm việc. Đây chính là mức tối thiểu mà tổ chức cần có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện với người lao động. Bản thân người lao động cũng phải đóng khoản bảo hiểm bắt buộc này, là một trong các khoản khấu trừ lương. 

Một số nhóm bảo hiểm phổ biến, có thể kể đến:

  • Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
  • Bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
  • Bảo hiểm cháy nổ
  • Bảo hiểm y tế bắt buộc
  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động có quyền lựa chọn tham gia, không thuộc nhóm các khoản khấu trừ lương, hoặc không tham gia, với mức phí, quyền lợi và điều kiện tham khá khác nhau.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp không thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện, mà chỉ tập trung vào bảo hiểm bắt buộc để đảm bảo trách nhiệm với nhà nước và người lao động.

cải cách chính sách bảo hiểm xã hội - tổng hợp các loại bảo hiểm

Tổng hợp 8 loại bảo hiểm nói chung

  1. Bảo hiểm xã hội là nhóm bảo hiểm bắt buộc cần được đóng một khi người lao động đi làm, chính là để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động gặp các vấn đề về sức khoẻ như ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, lao động, hết tuổi lao động, tử tuất… trên cơ sở vào % chi phí đóng vào quỹ hàng tháng.
  2. Bảo hiểm xã hội là nhóm khấu trừ bắt buộc mà cả doanh nghiệp và người lao động cần đóng mỗi tháng. 
  3. Bảo hiểm y tế thuộc một trong những nhóm bảo hiểm công, nằm trong quy định của Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tương tự như bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế hàng tháng chính là trách nhiệm của doanh nghiệp và là quyền lợi của người lao động, để được trả một phần hoàn toàn bộ chi phí mua thuốc men khám bệnh, hay bất cứ khi nào người lao động gặp vấn đề về sức khỏe đột ngột.
  4. Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động có thêm thu nhập thụ động khi thất nghiệp, với thời hạn bảo hiểm tuỳ thuộc theo thời gian người lao động cống hiến tại doanh nghiệp, dựa theo mức lương trong hợp đồng lao động. Vui lòng tìm hiểu thêm về bảo hiểm thất nghiệp tại đây.
  5. Kinh phí công đoàn: công đoàn chính là tổ chức bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có quỹ công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho nhân sự làm việc trong tổ chức, qua đó người lao động có trách nhiệm đóng 1 phần nhỏ của thu nhập hàng tháng tới kinh phí dành cho công đoàn. Đây là nhóm các khoản khấu trừ lương bắt buộc.
  6. Bảo hiểm tai nạn lao động: là nhóm bảo hiểm thường chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có nhà máy, công xưởng lớn, chính là nhóm chính sách an sinh xã hội đặc biệt quan trọng với lợi ích của công nhân, lao động phổ thông. Do vậy, nhóm doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt đặc biệt cần lưu ý đến nhóm bảo hiểm này để bảo vệ sức khỏe người lao động.
  7. Bệnh tật, khuyết tật mất khả năng lao động: thuộc cùng nhóm với bảo hiểm tai nạn lao động.
  8. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tử vong: đây là hai nhóm bảo hiểm thường được hỗ trợ với nhóm công nhân lao động nặng, làm việc trong các công xưởng sản xuất. Ngoài ra, hiện nay, các công ty bán bảo hiểm ngoài như Manulife, Daichii hay Aviva thường cung cấp các gói bảo hiểm này. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm bảo hiểm bắt buộc thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp.

>> [CẬP NHẬT] Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp và mức phí

nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong nghĩa vụ BHXH

Nghĩa vụ & trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nêu trên, được phát hành trọng Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khoá XII, từ năm 2021, nhà nước bắt buộc 100% các đơn vị giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử, trong đó bao gồm cả 4 nhánh hàng thương mại, dịch vụ, xây lắp và sản xuất, ở mọi quy mô.

Tuy nhiên, theo một thống kê mới nhất của AMIS MISA, tính tới tháng 09/2019, trong số 822,543 đơn vị, có tới 46% doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ giấy, chưa kê khai, 48% kê khai qua IVAN, còn lại chỉ có 6% kê khai qua cổng BHXH điện tử. 

Qua đó, có thể thấy, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội hiện vẫn đang bị coi nhẹ, và vẫn có khá nhiều doanh nghiệp ‘lách luật’ không bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Vậy, đâu là tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội chuẩn doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ với người lao động.

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng (% theo lương cơ bản bắt buộc đóng)
Doanh nghiệp 17.50% 3% 1% 21.50%
Người lao động 8% 1.50% 1% 10.50%
Tổng cộng 25.50% 4.50% 2% 32.00%

Mức đóng BHXH được dựa trên cơ sở nào?

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đều đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương tối thiểu vùng, hay còn gọi là mức lương cơ bản. Anh/chị nhân viên vui lòng tham khảo nội dung về cơ cấu lương, qua để tính các khoản khấu trừ lương.

Thuật ngữ cơ bản về bảo hiểm xã hội

STT Thuật ngữ Định nghĩa
1 IVAN Viết tắt của tổ chức cung cấp dịch vụ BHXH điện tử
2 Mã số thuế doanh nghiệp Mã số được cung cấp khi đăng ký kinh doanh
3 Mã đơn vị Mã số được BHXH cung cấp để giải quyết các giấy tờ, hồ sơ liên quanđến BHXH của doanh nghiệp
4 Thủ tục Các nghiệp vụ BHXH cần lập và nộp
5 Hồ sơ Hồ sơ = Thủ tục + Kỳ nộp + Lần nộp số
6 Phương án khai báo Là lý do tại sao đưa lao động vào hồ sơ, lý do này được BHXH quy định sẵn
7 Hồ sơ điện tử Các bộ hồ sơ được nộp qua cổng BHXH điện tử
8 Hồ sơ giấy Các bộ hồ sơ được nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH
9 Thu BHXH Chỉ các nghiệp vụ liên quan đến việc BHXH thu tiền từ Doanh nghiệp
10 Đóng BHXH Chỉ việc Doanh nghiệp nộp tiền cho cơ quan BHXH
11 C12 Biểu mẫu thông báo về kết quả nộp tiền của doanh nghiệp hàng tháng
12 Chi BHXH Chỉ các nghiệp vụ liên quan đến việc BHXH trả tiền chế độ cho LĐ hoặcdoanh nghiệp
13 Chế độ BHXH Các điều kiện để người LĐ, doanh nghiệp được nhận khoản chi từ BHXH
14 Sổ Là sổ BHXH
15 Thẻ Là thẻ BHYT
16 Quyết định 166 Quyết định của BHXH Việt Nam về quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BHTN
17 Quyết định 595, 505 Quyết định của BHXH Việt Nam về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ/ thẻ BHXH và BHYT

Đối tượng hưởng lợi từ nghiệp vụ BHXH điện tử

Dành cho chủ Doanh Nghiệp, nhà Quản lý & Bộ phận nhân sự: Giảm thời gian giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam, qua đó nộp hoặc hoàn phí trực tiếp trên ứng dụng. Ngoài ra, nếu tích hợp BHXH điện tử với phần mềm quản trị nội bộ, bộ phận nhân sự còn có thể nộp hoặc thu phí bảo hiểm xã hội trực tiếp dựa trên bảng lương điện tử của nhân viên.

Anh chị chủ doanh nghiệp vui lòng tìm hiểu thêm về AMIS BHXH, là dịch vụ phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức cấp phép sử dụng vào ngày 18/09/2020. 

Dành cho nhân viên: tiết kiệm thời gian thực hiện giấy tờ, thủ tục, không còn phải cất giữ sổ BHXH hay giấy BHYT để tránh mất mát, hướng tới tương lai nhà nước Việt Nam kiểm soát dân số và chế độ phúc lợi đi kèm 100% bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp.

đối tượng hưởng lợi từ BHXH điện tử

Cách tra cứu bảo hiểm Xã hội dành cho người lao động

Qua đó, người dùng có thể tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội cá nhân trên cổn

g thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại đây, để nắm rõ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, thông qua các thông tin cơ bản như sau:

  • Lựa chọn thông tin thành phố
  • Cơ quan bảo hiểm xã hội
  • Giai đoạn tra cứu
  • Số CMND
  • Họ tên
  • Mã số BHXH
  • SĐT nhận OTP

Đây cũng chính là cách để người lao động tra cứu thông tin về mã số BHXH với những ai làm mất, hỏng sổ, và chính là công cụ cực kỳ hữu ích ưu tiên sử dụng trong giai đoạn chuyển từ sổ giấy sang 100% sử dụng BHXH điện tử. 

Hơn thế nữa, Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam cũng đã phát hành ứng dụng 4.0 VSSID, để hỗ trợ người lao động tra cứu thông tin trực tuyến từ Cổng Thông tin BHXH Việt Nam.

Ngoài ra, để có thông tin tốt nhất, anh chị nhân viên nên theo dõi hoặc thường xuyên ghé thăm Cổng Thông Tin Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam, để được cập nhật thông tin mới nhất trong phần ‘Những điều cần biết’, qua đó bảo vệ quyền lợi bản thân.

Sử dụng phần mềm AMIS BHXH hiệu quả

Anh chị vui lòng tham khảo cách thông tin chính thức về AMIS BHXH, để lại thông tin tư vấn đề hiểu thêm quy trình đóng và thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội dành cho doanh nghiệp tại đây.

Ngoài ra, anh chị chủ doanh nghiệp có thể đăng ký trải nghiệm AMIS BHXH miễn phí trong vòng 15 ngày. Vui lòng để lại thông tin để nhận tư vấn từ AMIS MISA.

Dùng ngay miễn phí

Lợi ích khi đóng phí thông qua cổng BHXH điện tử dành cho doanh nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian nhập liệu trên cả hai phần mềm
  • Tự động đối chiếu sai lệch, tức thời cập nhật kết quả
  • Tự động tính số tiền nộp BHXH => tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót

Qua đó, sử dụng đúng phần mềm BHXH điện tử sẽ giúp nhân viên HR xử lý triệt để các khó khăn khi đang tác nghiệp như:

  • Mất thời gian nhập thủ công trên phần mềm nhân sự (hoặc excel) và IVAN
  • Tính toán thủ công số tiền nộp bảo hiểm xã hội
  • Mất nhiều thời gian đối chiếu khi có sai sót

lợi ích sau khi cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

AMIS BHXH – Yếu tố quan trọng trong nền tảng quản trị hợp nhất MISA AMIS

Ngoài ra, xin kính mời anh chị chủ doanh nghiệp tham khảo thêm thông tin và nghiệp vụ về cách đóng BHXH và Thuế TNCN, thực hiện nghĩa vụ doanh nghiệp cùng nền tảng quản trị nguồn nhân lực MISA AMIS.

Đây chính là hệ thống ứng dụng hỗ trợ quý anh chị quản lý tốt công ty của chính mình, cũng như để được hỗ trợ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tới nhà nước Việt Nam và người lao động.

Với tầm nhìn xả thân, sáng tạo vì sứ mệnh phụng sự xã hội, AMIS MISA tự hào cung cấp tới nhóm khách hàng hàng doanh nghiệp bộ giải pháp nền tảng hợp nhất tất cả nghiệp vụ trên một nền tảng quản trị doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI, Blockchain, linh hoạt kết nối các dịch vụ giúp nâng cao năng suất làm việc qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí.

Điểm ưu việt khi sử dụng bộ đôi AMIS BHXH – AMIS Thuế TNCN

  • Đồng bộ hoá dữ liệu, hệ thống sẽ trích xuất thông tin trực tiếp của cá nhân từ phần mềm AMIS Thông tin Nhân sự, AMIS Tiền lương sang hệ thống BHXH & Thuế TNCN
  • Dành cho Bộ phận Nhân sự: tiết kiệm thời gian thao tác nghiệp vụ, tăng tính hiệu quả làm việc.
  • Dành cho các cấp Quản lý, các ban lãnh đạo: dễ dàng theo dõi và kiểm tra mức chi phí cần chi trả hàng tháng, nhờ khả năng báo cáo và phân tích số liệu tùy chỉnh theo giai đoạn.
  • Đồng bộ Công thức, tránh sai lệch khi thực hiện nghiệm vụ, đặc biệt phù hợp với nhóm công ty lớn có số lượng lao động lớn, với nhiều đối tượng được giảm trừ gia cảnh, miễn thuế hay có hợp đồng lao động ngắn hạn.
  • Dành cho nhân viên: dễ dàng theo dõi các khoản khấu trừ lương và không cần hỏi trực tiếp bộ phận nhân sự.

cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Lời kết

Có thể thấy, 2 Nghị quyết 28-NQ/TW và nghị quyết 125/NQ-CP cực kỳ quan trọng được ban hành trong năm 2018 chính là bước đà để chế độ an sinh xã hội tại Việt Nam có những bước cải thiện đáng kể trong suốt thời gian qua, với mục tiêu:

  • Đảm bảo quyền lợi đảm bảo sức khỏe toàn dân
  • Đơn giản hoá quy trình & thủ tục bảo hiểm xã hội giữa cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam và doanh nghiệp thông qua chủ trương 100% thanh toán BHXH điện tử
  • Thị trường bảo hiểm tư nhân ngày càng được mở rộng, tăng lượng lớn nhu cầu công việc, ảnh hưởng rất tốt đến thị trường lao động

Với mục tiêu cao cả cuối cùng chính là nâng cao sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo chế độ an sinh xã hội luôn đạt mức tốt nhất.

Do vậy, để có thể hưởng lợi tốt nhất từ những quyền lợi này, người lao động nên nắm bắt thông tin thật rõ ràng về quyền lợi để bảo vệ bản thân, cũng như xem xét lựa chọn các gói bảo hiểm tư nhân thật tốt, với mức chi phí phù hợp với nhu cầu của gia đình.

Chủ doanh nghiệp và nhóm bộ phận nhân sự nay cũng đã có đầy đủ công cụ trực tuyến hỗ trợ nghiệp vụ để thực hiện những xu hướng và chuyển biến tốt hơn trong quy trình quản lý nhân sự, qua đó nâng cao chế độ và quyền lợi tốt hơn tới người lao động. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]