Kiến thức Chuyển đổi số Các giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics

Mặc dù được coi là xương sống của nền kinh tế, logistics hay xuất nhập khẩu là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất của bóng đen Covid – 19. Đứng trước cảnh “đứt cung, gãy cầu”, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm cơ hội trong nền tảng số. Dưới đây là lộ trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics: con đường duy nhất để phát triển bền vững.

1. Logistics là gì?

Logistics là gì? Hiểu theo cách đơn giản nhất, logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics có nhiều đặc thù khác với các ngành nghề khác.

Bên cạnh nghiệp vụ giao – nhận, ngành logistics còn bao gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng…

chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics đóng vai trò quan trọng

Thị trường logistics tại Việt Nam thu hút hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, với các tên tuổi lớn như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics…

2. Toàn cảnh ngành logistics, xuất nhập khẩu trong đại dịch Covid- 19

Năm 2020 là lần đầu tiên sau thế chiến thứ II, nền kinh tế thế giới gặp phải trạng thái khủng hoảng liên quan đến đứt gãy chuỗi cung ứng. “Bóng ma” Covid làm ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn cung nguyên liệu và đầu ra của thị trường. Không chỉ ở những nền kinh tế hàng đầu Thế giới mà ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp logistics cũng rơi vào cảnh điêu đứng giữa đại dịch này.

  • Về nguồn cung nguyên liệu: đại dịch bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc trong khi đây là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam làm thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt đối với những ngành sản xuất có tính gia công cao như dệt may, da giầy.
  • Về đầu ra của thị trường: khi nguồn cung đã được phục hồi một phần thì lại đến lượt châu Âu và Mỹ bùng phát đại dịch, đóng cửa biên giới, hạn chế nhập khẩu làm các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam điêu đứng một phen.

Trong bối cảnh này, mặc dù được coi là xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ là logistics, cũng đứng trước tình trạng “sập nguồn” đột ngột.

50% doanh nghiệp logistics bị giảm doanh thu từ 10% – 30%; 10% doanh nghiệp bị giảm doanh thu từ 30% – 50%. Theo khảo sát của VLA – Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam hồi giữa tháng 03/2020.

Bóng đen Covid-19 bao trùm nền kinh tế toàn cầu và là một bài học lớn cho những doanh nghiệp quá phụ thuộc vào một vài nền kinh tế hàng đầu thế giới trong chuỗi cung ứng, một khi bị đứt gãy thì hoạt động logistics bị tác động theo, đáng chú ý là hoạt động tồn kho.

3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải

Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.

Trong nguy có cơ, luôn luôn là như vậy. Ngoài những thiệt hại nặng nề kể trên thì Covid-19 cũng gián tiếp thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phát triển, là chất xúc tác cho các doanh nghiệp chuyển đổi số.

Có ba nội dung cần phải thực hiện ngay để tạo điều kiện thúc đẩy chuyển đổi trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu thành công đó là:

• Thứ nhất là sẵn sàng về phương diện lãnh đạo. Người lãnh đạo cần hiểu mình muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của mình thế nào. Thay đổi về tư duy từ lãnh đạo đến nhân viên về chuyển đổi số.

• Thứ hai là sẵn sàng về phương diện tổ chức. Cần sự tham gia của cả tổ chức để làm nên sự chuyển đổi. Chúng ta cần đào tạo và phát triển nhân sự.

• Thứ ba là sẵn sàng về phương diện công nghệ. Điều này cần được phát triển đồng thời với yếu tố nhân sự.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics không hề có một mô hình mẫu nào cho tất cả doanh nghiệp mà các doanh nghiệp logictics phải tự mình lựa chọn mô hình kinh doanh nào, ưu tiên mô hình tái cấu trúc, cải thiện quy trình điều hành nội tại doanh nghiệp hay ưu tiên mô hình tìm kiếm doanh thu bên ngoài hơn. Càng lượng hóa chi tiết dữ liệu càng nhiều thì hiệu quả của quá trình chuyển đổi càng được nâng cao.

4. Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp logictics

Để đứng vững được trước cơn bão suy thoái mang tên Covid-19, các doanh nghiệp logictics cần chủ động xây dựng các biện pháp phòng tránh, mà cụ thể là áp dụng các giải pháp chuyển đổi số dưới đây:

  • Thứ nhất, thay đổi từ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về chuyển đổi số.
  • Thứ hai, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ cho chuyển đổi số. Cụ thể là cần sớm hoàn thiện cảng, cảng thông quan nội địa, đường bộ, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan.
  • Thứ ba, đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và chủ động trong các công việc chuyển đổi số ở doanh nghiệp logictics.
  • Thứ tư, hoàn thiện khung pháp lý logistics minh bạch, phù hợp xu thế phát triển hiện nay, tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam.
  • Thứ năm, phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL (dịch vụ trọn gói, tích hợp); thêm nhiều giá trị gia tăng phục vụ khách hàng.
  • Thứ sáu, tạo ra sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành logictics với nhau và giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với logictics nhằm giảm chi phí logistics, tạo ra sân chơi lành mạnh và mang tính cạnh tranh cao trong ngành logistics.

5. Top 7 công nghệ chuyển đổi số trong ngành logictics

Với một lộ trình chuyển đổi số hợp lý và ứng dụng các công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu không những có thể đảm bảo nhu cầu này mà còn có thể thu về doanh thu tăng đến 10% mỗi năm.

Đồng bộ quá toàn bộ quy trình làm việc trên nền tảng điện toán đám mây: Nền tảng điện toán đám mây không những xóa bỏ mọi rào cản về thông tin trong nội bộ doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp kết nối được với các đối tác vận tải bên ngoài. Trên thực tế, nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp logictics chuẩn hóa lại quy trình làm việc, kết nối các bộ phận lại với nhau (kế toán – bán hàng – nhân sự) và cuối cùng là tự động hóa quy trình. Nhờ vậy mà doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong khi hiệu quả xử lý công việc vẫn được đảm bảo.

Kết nối các thiết bị vật lý với nền tảng đám mây bằng công nghệ Internet vạn vật: Tầm nhìn vi mô của các doanh nghiệp logictics được cải thiện rõ rệt nhờ khả năng định vị của các loại cảm biến được sử dụng trong hoạt động logictics (cảm biến nhiệt độ, xăng dầu, trạng thái đóng mở cửa thùng xe…). Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng phát hiện những luồng hoạt động không hiệu quả để thay đổi, cải thiện tránh lãng phí.

Sử dụng điện thoại thông minh để minh bạch hóa quy trình: 81% các CEO đều đồng ý với các lợi ích mà điện thoại thông minh mang lại trong suốt quá trình làm việc. Ví dụ, app mobile MISA AMIS có thể giúp doanh nghiệp checkin – checkout vị trí của nhân viên, cung cấp báo cáo kinh doanh trực quan bằng biểu đồ, hình ảnh ngay tức thì. Nhờ vậy mà CEO luôn nắm bắt được mọi hoạt động kinh doanh của công ty dù ở bất cứ nơi đâu và trong thời điểm nào.

Đảm bảo tính chuyên nghiệp với các giải pháp phần mềm dạng dịch vụ (Saas): Các giải pháp SaaS có tính chuyên môn hoá cao sẽ đảm bảo tỷ suất hoàn vốn (ROI) và tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp logistics. Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS là phần mềm SaaS đầu tiên ở Việt Nam, tiên phong cho việc chuyển đổi từ on-premise sang on-cloud giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng, chi phí cho bảo trì, chi phí vận hành,… điển hình phải kể đến đó là AMIS CRM hệ thống phần mềm chăm sóc khách hàng tốt nhất hiện nay.

Phân tích dữ liệu lớn để tái cấu trúc hoạt động doanh nghiệp: Nhờ phân tích được các dữ liệu mà doanh nghiệp có thể dự báo được nguồn cầu hay tỷ giá hối đoái dựa trên những dữ liệu được ghi lại trong quá khứ để điều chỉnh giá dịch vụ nhằm đảm bảo lợi nhuận và tính cạnh tranh trên thị trường.

Báo cáo mới nhất của MHI cho thấy trong 2 năm từ 2017 đến 2019, số lượng doanh nghiệp sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) đã tăng từ 17% đến 30%

Áp dụng Trí tuệ nhân tạo (ArtificiaI Intelligence) và Học máy (Machine Learning) để hỗ trợ đưa ra quyết định: Trí tuệ nhân tạo và học máy sẽ giúp giảm thiểu mức tối đa các sai sót của cong người. Không những thế, các doanh nghiệp logictics còn có thể tận dụng sức mạnh của hai công nghệ này để quản lý tồn kho hay điều phối phương tiện giao hàng để tiết kiệm chi phí giao hàng thông qua việc đảm bảo tỷ lệ đầy xe trong khi vẫn có thể ưu tiên giao hàng cho những khách hàng thân thuộc của mình.

Tự động hoá vận hành bằng robot và phương tiện không người lái: Để giải quyết bài toàn thiếu hụt nhân lực có trình độ trong việc chuyển phát bưu kiện, cơ giới hóa trong ngành logictics là giải pháp hiệu quả nhất. Ví dụ tại trung tâm phân phối của Lazada hay GHN khi đưa vào sử dụng một số thiết bị tự động hóa như băng tải hay máy phân loại đã nâng cao năng suất lao động lên đến 30.000 đơn hàng/ giờ, tương đương với 600 lao động.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực logictics nên được thực hiện nhanh chóng để sớm đưa lưu thông trở lại trạng thái bình thường, phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp doanh nghiệp logictics thấu hiểu và hành động đúng trong công cuộc chuyển đổi số.

Trên đây là bức tranh toàn cảnh chuyển đổi số trong ngành logistics. Để giúp mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng, MISA phát triển Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như điện toán đám mây, công nghệ mobile…Với những công nghệ ấy, các doanh nghiệp logictics sẽ số hóa mọi thông tin từ thông tin khách hàng, thông tin đối tác, quản lý công việc, quản lý nhân sự, quản trị tài chính – kế toán…và liên thông trực tiếp với hệ thống quản trị doanh nghiệp như tài chính kế toán, nhân sự, quản trị công việc. Quý doanh nghiệp có thể xem thông tin giới thiệu về nền tảng chi tiết tại video dưới đây:

 

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]